Home Tiêu điểm Cảnh báo ứng dụng World Cup ăn cắp dữ liệu người dùng

Cảnh báo ứng dụng World Cup ăn cắp dữ liệu người dùng

0

Những người đứng đầu bộ phận bảo vệ dữ liệu của Châu Âu khuyến cáo người dùng rằng các ứng dụng Qatar World Cup có thể gây ra rủi ro lớn về quyền riêng tư, vì vậy không nên tải chúng xuống.

Các cơ quan quản lý bảo vệ dữ liệu châu Âu cho biết những ứng dụng rủi ro này gây ảnh hưởng đến khách truy cập, trong đó họ cho biết ít nhất hai ứng dụng liên quan khi hoạt động đã yêu cầu tải xuống nhiều dữ liệu hơn so so với những gì mà quyền riêng tư khi cài đặt chúng yêu cầu.

Một quan chức cơ quan của Đức cho biết: “Một trong những ứng dụng thu thập dữ liệu về việc liệu một cuộc gọi điện thoại có được thực hiện hay không và với số nào. Trong khi đó, ứng dụng còn lại chủ động ngăn không cho thiết bị cài đặt nó chuyển sang chế độ ngủ. Rõ ràng là dữ liệu được các ứng dụng sử dụng không chỉ lưu lại cục bộ trên thiết bị mà còn được truyền đến một máy chủ trung tâm”.

Vị quan chức này khuyến cáo người dùng nếu xem các ứng dụng đó là cần thiết, hãy làm điều này trên một điện thoại “trống dữ liệu” khác.

Điều tương tự cũng được các cơ quan bảo vệ dữ liệu của Na Uy và Pháp đưa ra. Một lãnh đạo tại Na Uy báo động về quyền truy cập mà các ứng dụng dạng này yêu cầu, trong số này mục tiêu có thể là các du khách đến Qatar bị chính quyền nước này giám sát.

2
Hai ứng dụng World Cup 2022 được nhãn dán là “phần mềm gián điệp”

Còn lãnh đạo cơ quan của Pháp khuyến cáo người dùng nên “chăm sóc đặc biệt” với ảnh và video, đồng thời khách du lịch nên cài đặt ứng dụng ngay trước khi khởi hành đến Qatar và xóa chúng ngay sau khi quay lại Pháp. Bộ trưởng phụ trách kỹ thuật số của Pháp Jean-Noël Barrot giải thích, nhờ vào quy định bảo vệ dữ liệu chung, các ứng dụng phải đảm bảo các quyền cơ bản của mỗi cá nhân và bảo vệ dữ liệu của họ, nhưng đó không phải là trường hợp với Qatar.

Được biết, gần 1,5 triệu du khách dự kiến sẽ đến Qatar để xem World Cup 2022 diễn ra từ ngày 20/11 đến ngày 18/12. Sự kiện này đã gây ra nhiều tranh cãi kể từ khi Qatar được cấp quyền đăng cai vào năm 2010. Các cáo buộc hối lộ và tham nhũng đã cản trở quá trình đấu thầu cũng như nhiều vấn đề khác. Những người nước ngoài đến thăm quốc gia này đã bị yêu cầu tải xuống ứng dụng chính thức của World Cup có tên Hayya, trong khi những người đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe sẽ được yêu cầu tải xuống ứng dụng theo dõi lây nhiễm Ehteraz.

Cả hai ứng dụng đều được các chuyên gia dán nhãn là “phần mềm gián điệp” vì chúng có thể cấp quyền truy cập rộng rãi vào dữ liệu của mọi người cũng như quyền đọc, xóa hoặc thay đổi nội dung, và thậm chí thực hiện các cuộc gọi trực tiếp.

Thái An