Home Kinh tế vĩ mô Khó khăn trong năm 2023: Kịch bản nào để ngành dệt may...

Khó khăn trong năm 2023: Kịch bản nào để ngành dệt may vượt qua thách thức?

0

Năm 2023, dự báo, kinh tế thế giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tổng cầu dệt may thế giới khoảng 700 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2022.

“Bức tranh” ngành dệt may

Vừa qua, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (mã Ck: VGT) gây bất ngờ với khoản lỗ sau thuế 5 tỷ đồng trong quý IV/2022, trong khi cùng kỳ năm trước đạt 450 tỷ đồng, từng là doanh nghiệp có lãi lớn nhất nhóm dệt may. Đây cũng là quý đầu tiên Vinatex ghi nhận thua lỗ kể từ khi hoạt động.

Thông tin trên Thời báo Tài Chính Việt Nam, trong khi đó, Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh (mã Ck: GIL) IV/2022, Gilimex ghi nhận doanh thu đạt 261,93 tỷ đồng, giảm 81,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 9,92 tỷ đồng, giảm 92,1% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 17,4% về còn 16,1%. Lũy kế trong năm 2022, GIL ghi nhận doanh thu đạt 3.166,6 tỷ đồng, giảm 23,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 361,43 tỷ đồng, tăng nhẹ 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn (mã Ck: GMC) cũng chịu lỗ sau thuế quý IV xấp xỉ 59 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 35 tỷ đồng. Theo giải trình từ phía công ty, doanh thu quý IV/2022 chỉ đạt gần 17 tỷ đồng – giảm mạnh 93,6% so với cùng kỳ từ giữa tháng 8/2022. Công ty đã phải ngừng sản xuất ở một số nhà máy để khắc phục chất lượng nên hầu hết hàng sản xuất ra phải lưu kho, lượng hàng tồn kho chưa được tiêu thụ. Đồng thời, công ty phải nhận đơn gia công số lượng nhỏ nên năng suất thấp, giá cạnh tranh không đủ bù đắp chi phí dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ.

Theo CT của báo Đầu Tư, với tình hình thị trường xuất khẩu còn biến động, dự kiến năm nay Tổng công ty cổ phần May 10 (mã M10) đặt kế hoạch doanh thu 4.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 110 tỷ đồng, lần lượt giảm 10% và 26,7% so với kết quả ghi nhận trong năm 2022.

“Xung đột giữa Nga và Ukraine chưa kết thúc, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế – chính trị toàn cầu, đẩy giá dầu và giá nguyên liệu, vật tư, năng lượng cho các ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh. Hoạt động logistics tiếp tục khó khăn đẩy giá tăng thêm, làm giảm tốc độ phục hồi, tăng trưởng của tất cả các nền kinh tế”, lãnh đạo May 10 phân tích bối cảnh này ảnh hưởng đến tình trạng đơn hàng của Công ty.

Bên cạnh đó tại Công ty cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (mã TCM), tình hình khó khăn của thị trường xuất khẩu đã phản ánh trên kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm. Cụ thể, doanh thu 2 tháng đạt 21 triệu USD, tương đương 74% cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 1,178 triệu USD, tương đương 70% cùng kỳ. Về tình hình đơn hàng, tính đến cuối tháng 3, Công ty mới nhận khoảng 80% kế hoạch đơn hàng trong quý II và đang tiếp nhận đơn hàng cho quý III.

Ở chiều ngược lại một số doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan. Cụ thể một doanh nghiệp dệt may khác cũng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng trong năm 2022 là May Việt Tiến (VGG). Dù giảm 14% lợi nhuận so với cùng kỳ trong quý IV, song công ty vẫn hoàn thành và vượt xa chỉ tiêu lãi trước thuế 150 tỷ đồng cả năm. Công ty đạt mức lợi nhuận trước thuế 218 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ.

Nhận định được Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra, trong năm 2023, ngành dệt may còn đối mặt với nhiều khó khăn, nhu cầu trên thế giới chưa có tín hiệu phục hồi do kinh tế vĩ mô thế giới vẫn ở trạng thái bất định. Đơn hàng từ các thị trường xuất khẩu chính giảm, hoặc tăng không đáng kể. Bên cạnh đó, các đối tác xuất khẩu cũng đòi hỏi khắt khe hơn, như giá bán thấp hơn, thời gian giao hàng nhanh hơn, chất lượng cao hơn và chuyển đổi sang sử dụng vải có thành phần sợi tái chế, trong khi đề xuất giá nhập thấp hơn…

Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 3/2023 do S&P Global thực hiện cho thấy cả sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đều giảm mạnh khi nhu cầu khách hàng giảm. Trong đó, tổng số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm lần thứ 4 trong 5 tháng qua và số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài lần đầu tiên giảm trong 3 tháng trở lại đây.

Đưa ra “kịch bản” vượt thách thức cho năm 2023

Các doanh nghiệp dệt may đang thực hiện để ứng phó với tình trạng đơn đặt hàng và giá bán đều sụt giảm. Lãnh đạo May 10 khẳng định, “năm nay, Tổng công ty sẽ thực hành nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí một cách toàn diện để ứng phó với khó khăn của thị trường”. Ngoài ra, Công ty cũng tập trung phát triển thị trường nội địa. Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc 10, Việt Nam với quy mô 100 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người đang tăng lên, nhóm dân số trung lưu cũng gia tăng là thị trường tiềm năng cho ngành may mặc.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG) cho biết, trước sức cầu ở thị trường truyền thống như Mỹ và EU sụt giảm, Công ty đẩy mạnh đơn hàng vào các thị trường khác. Hiện doanh số xuất khẩu của TNG sang Canada đạt mức tăng trưởng tốt, phần nào bù đắp được cho sự sụt giảm đơn hàng vào Mỹ. Ngoài ra, tại thị trường Nga, khách hàng của TNG đang phát triển tốt cũng là một yếu tố thuận lợi.

Năm 2023 được dự báo còn nhiều khó khăn cho các ngành sản xuất xuất khẩu như dệt may, nhu cầu thế giới chưa có tín hiệu phục hồi do kinh tế vĩ mô thế giới vẫn ở trạng thái bất định.

Theo dự báo tổng cầu dệt may thế giới khoảng 700 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2022. Các thị trường xuất khẩu chính đều giảm hoặc tăng không đáng kể. Bên cạnh đó là những đòi hỏi khắt khe đến từ các nhãn hàng, như giảm giá sản xuất, đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh, chất lượng đòi hỏi cao hơn, chuyển đổi sử dụng vải có thành phần sợi tái chế… Ngoài ra, còn có những đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều chính sách khác của nhãn hàng, như phát triển bền vững, xanh hóa, tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải…

Trước những thách thức đó hai kịch bản tăng trưởng xuất khẩu được ngành dệt may đưa ra, kịch bản tích cực có thể đạt kim ngạch 47-48 tỷ USD với kỳ vọng thị trường hồi phục vào nửa cuối năm sau. Kịch bản kém tích cực hơn, dự kiến tăng trưởng xuất khẩu dệt may khoảng 45-46 tỷ USD. Cũng theo dự báo, khó khăn sẽ kéo dài tới hết quý I, thậm chí tới quý II/2023. Tình trạng phổ biến là số lượng đơn hàng sụt giảm, đơn giá thấp; doanh nghiệp đối diện sức ép gia tăng về các yêu cầu phát triển xanh, bền vững từ đối tác nhập khẩu.

Thông tin trên báo Đảng Cộng Sản Việt Nam, thị trường dệt may toàn cầu, theo tất cả các kịch bản, đều có tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn nhiều những năm qua. Do đó, ngành dệt may cần tập trung vào các giải pháp hình thành chuỗi sản xuất dệt kim trọn gói, phát triển sản xuất xanh, thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng, cơ cấu lại sản phẩm để duy trì sản xuất… Riêng ngành sợi, dự kiến còn khó khăn, giá sợi bán dưới giá thành đến hết tháng 6/2023, do vậy các doanh nghiệp ngành sợi cần tối ưu về cơ cấu mặt hàng để giảm thiếu chi phí, giảm thiệt hại để bảo vệ nguồn lực doanh nghiệp.

Đặc biệt đối với doanh nghiệp may, cần linh hoạt cơ cấu chuyển đổi mặt hàng để đảm bảo đơn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Cùng với đó, tập trung vào các ngành mang lại giá trị gia tăng cao cũng như phấn đấu giữ được tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 4-6% trong bối cảnh thế giới giảm khoảng 10% nhu cầu tiêu dùng. Tập trung vào các giải pháp hình thành chuỗi sản xuất dệt kim trọn gói, phát triển sản xuất xanh, thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng.

Ngoài ra cần tăng cường đầu tư công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng, giảm sử dụng hóa chất, giảm phát thải; sử dụng tối đa năng lượng tái tạo; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm tái chế, sử dụng nguồn nguyên liệu xanh, sạch; cập nhật để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội. Thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, trong đó ưu tiên chuyển đổi số cho hoạt động cốt lõi, trên cơ sở nguồn lực hợp lý.

Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cần bắt kịp xu thế thị trường, đầu tư máy móc công nghệ, chuyển đổi xanh thích ứng với các yêu cầu của nhãn hàng, tăng cường giải pháp xây dựng, đào tạo nguồn lực thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường, đặc biệt chú trọng tới nguồn nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang để từng bước tiến tới làm hàng FOB (mua vật liệu, sản xuất, bán sản phẩm) và ODM (thiết kế, sản xuất, bán sản phẩm)…

Trước đó, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam trao đổi với VTV, các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư mạnh vào phần công thiếu hụt nên tỷ trọng thâm hụt của ngành dệt may sẽ giảm so với mục tiêu đặt ra.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”. Mục tiêu tổng quát nhằm phát triển ngành Dệt may và Da giày là ngành chủ lực về xuất khẩu của nền kinh tế; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm có chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước; giữ vững vị trí trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may, da giày hàng đầu thế giới.

Trúc Chi (t/h)

Link nguồn