Sau cuộc đấu tố lẫn nhau, với những kết quả được công bố có thể thấy Coteccons và Ricons đã trải qua một quý kinh doanh tương đối trái ngược.
Sau khi “gây bão” vì đòi Coteccons (HoSE: CTD) mở thủ tục phá sản, Ricons công bố kết quả kinh doanh quý III/2023 với tình hình kém sáng so với cùng kỳ.
Cụ thể, doanh thu thuần của Ricons trong quý III/2023 đạt 1.483 tỷ đồng, giảm 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu doanh thu chủ yếu đến từ hợp đồng xây dựng, đạt 1.473 tỷ đồng và doanh thu từ hoạt động bất động sản hơn 7 tỷ đồng, đều đồng loạt giảm so với ghi nhận cùng kỳ. Trong khi đó giá vốn neo ở mức cao khiến lợi nhuận gộp của công ty thu hẹp về ngưỡng 25 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng suy giảm về ngưỡng 19 tỷ đồng cùng với nhiều chi phí không có sự tiết giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết thúc quý III/2023, Ricons thu về vỏ vẹn 5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 6 lần so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp của doanh nhân Nguyễn Bá Dương (Chủ tịch HĐQT Ricons) thu về 5.304 tỷ đồng doanh thu thuần và 73 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm lần lượt
Trái ngược hẳn với “đồng nghiệp”, Coteccons lại có một quý kinh doanh thăng hoa khi doanh thu tăng trưởng tích cực cùng việc tiết giảm được đồng loạt nhiều chi phí, Coteccons chuyển lỗ thành lãi trong quý đầu tiên của niên độ tài chính mới.
Trong quý I/2024 (1/7/2023-30/9/2023), Coteccons ghi nhận doanh thu tăng 32% so với cùng kỳ năm trước lên 4.123 tỷ đồng. Theo đó, kết thúc quý I/2024, “ông lớn” ngành xây dựng thu về hơn 66,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vươn xa so với khoản lỗ cùng kỳ và cao gấp hàng chục lần so với Ricons.
Tính đến ngày 30/9/2023, tổng tài sản của Ricons đạt 6.990 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ, chủ yếu giảm tài sản ngắn hạn và tăng tài sản dài hạn. Đáng chú ý, tiền và các khoản tương đương tiền của Ricons giảm sâu tới 78%, chỉ còn hơn 181 tỷ đồng.
Tại danh mục hàng tồn kho, công ty ghi nhận tồn kho giảm 32% về ngưỡng 623 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí công trình dở dang như Nam Cường Villas GĐ 2 106 tỷ đồng, SLP Park Xuyên Á gần 83 tỷ đồng, Imperia Smart City với gần 20 tỷ đồng,…
Đặc biệt, tại phần phải thu ngắn hạn của khách hàng, Ricons ghi nhận phải thu từ Coteccons hơn 322 tỷ đồng – đây cũng chính là nguồn cơn dẫn đến cuộc đấu tố lẫn nhau của hai doanh nghiệp xây dựng này trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, CTCP Đầu tư và Kinh doanh BĐS Phương Nam 3A-1 cũng đang nợ Ricons hơn 621 tỷ đồng, CTCP Gamuda Land 308 tỷ đồng và nhiều khách hàng khác với tổng khoản phải thu sau khi đã trích lập dự phòng lên đến 3.467 tỷ đồng.
Kết thúc quý III/2023, nợ phải trả của Ricons giảm nhẹ so với đầu năm về mức 4.533 tỷ đồng, công ty ghi nhận chỉ có vay nợ tài chính ngắn hạn với hơn 325 tỷ đồng.
Đối với Coteccons, tính đến ngày 30/9/2023, tổng tài sản của Coteccons giảm 825 tỷ đồng so với đầu kỳ, ghi nhận đang lỗ hơn 15 tỷ đồng trong công cuộc đầu tư chứng khoán.
Hàng tồn kho của Coteccons cũng có xu hướng giảm so với đầu năm nhưng về giá trị thì khá đồ sộ so với Ricons khi đạt hơn 2.928 tỷ đồng, đa phần cũng là chi phí công trình dở dang.
Đối với nợ phải trả, Coteccons có nợ chạm ngưỡng 12.212 tỷ đồng, cơ cấu nợ tài chính chiếm 1.133 tỷ đồng. Công ty có hơn 471 tỷ đồng vay nợ từ kênh trái phiếu và các khoản còn lại là vay ngân hàng.
Sau cuộc đấu tố lẫn nhau, với những kết quả được công bố có thể thấy Coteccons và Ricons đã trải qua một quý kinh doanh tương đối trái ngược, một người nở hoa báo lãi kỷ lục và một bên lãi “mỏng” giảm bằng lần so với cùng kỳ.
Dù vậy, mỗi doanh nghiệp đều nhận về tin vui riêng cho mình khi Coteccons được tuyên án không phải mở thủ tục phá sản theo yêu cầu của Ricons. Còn ở phía Riconss lại trúng thầu siêu dự án sân bay Long Thành – dự án được cho là sẽ đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Nguyễn Thị Hồng Nhung