TNS Holdings – Thành viên của Tập đoàn TNG sắp lên sàn có gì đặc biệt?
Chỉ trong 1 tháng, Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ TNS Holdings đã tăng hàng trăm tỷ đồng vốn điều lệ, qua đó đảm bảo 2 điều kiện niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) về vốn điều lệ và số lượng cổ đông thiểu số nắm giữ.
Tin chứng khoán: TNS Holdings sắp lên sàn HoSE
Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ TNS Holdings mới đây đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết 13,3 triệu cổ phiếu lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ TNS Holdings (TNS Holdings) giới thiệu họ là “một thành viên của Tập đoàn Đầu tư TNG (tiền thân là VID Group) vốn được biết đến là một trong số những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu của Việt Nam với hơn 12 năm hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư phát triển khu công nghiệp”.
Được biết, công ty thành lập vào ngày 23/10/2014, người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Thị Hồng Huệ. Cổ đông sáng lập là các pháp nhân Công ty TNHH MTV Đầu tư Sao Hỏa, ông Nguyễn Ngọc Long và ông Tống Thành Nguyên.
Trong 3 pháp nhân này, có ông Tống Thành Nguyên trong khoảng thời gian từ năm từng công tác tại vị trí Phó Tổng Giám đốc Techcombank – Giám đốc Khối Dịch vụ Nội bộ (2011 – 2014), Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty AMC – Maritime Bank (2014 -2017) và Tổng Giám đốc TNS Holdings (2015 – 2017).
Sau đó, cơ cấu cổ đông doanh nghiệp này (tính đến ngày 31/12/2017) đã thay đổi về 3 pháp nhân duy nhất là bà Lê Thị Hà (0,25%), Công ty TNHH MTV Đầu tư Sao Hỏa (99,5%) và Nguyễn Thị Thu Hoài (0,25%).
Tìm hiểu về Công ty TNHH MTV Đầu tư Sao Hỏa cho thấy ông Nguyễn Việt Sơn hiện là chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật, Giám đốc công ty. Ngoài ra, ông Sơn cũng chính là Tổng Giám đốc hiện tại của TNS Holdings.
Tuy nhiên, cơ cấu cổ đông của TNS Holdings tính đến hết ngày 30/9/2018 đã có sự thay đổi nhất định và không còn liên quan đến các pháp nhân trên.
Bởi trong khoảng thời gian từ 9/8/2018 – 8/9/2018 (tức chỉ cách thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ niêm yết 2 tháng), TNS Holdings đã tăng vốn thần tốc từ 38 tỷ đồng lên 133 tỷ đồng.
Cùng với việc tăng vốn, cơ cấu cổ đông của TNS Holdings cũng có sự thay đổi khi Công ty TNHH MTV Đầu tư Sao Hôm (80%) là cổ đông lớn nhất; cùng với đó là các cổ đông Nguyễn Thị Thanh Hương (4,67%), Hà Thị Bích Hạnh (4,67%), Trần Việt Hương (4,66%), Nguyễn Đức Phương (4,57%), các cổ đông khác chiếm tỷ lệ 1,43%.
Như vậy, quá trình tăng vốn của TNS Holdings đã giúp doanh nghiệp này đáp ứng hai tiêu chí niêm yết trên HoSE là vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng trở lên và 300 cổ đông (không bao gồm cổ đông lớn) nắm ít nhất 20% vốn điều lệ công ty.
Ngoài ra, tra cứu cho thấy Công ty TNHH MTV Đầu tư Sao Hôm đã ngưng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng MST.
Hiện tại, TNS Holdings đã công bố BCTC quý III/2018 với các thông số tích cực khi doanh thu thuần sau 9 tháng đầu năm đạt hơn 365,4 tỷ đồng, tăng 85,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lãi trước thuế đạt gần 77 tỷ đồng, tương đương mức tăng 379% so với 9 tháng đầu năm 2018.
Công ty Cổ phần Đầu tư TNG Holdings Việt Nam tiền thân là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển Khu Công nghiệp từ năm 1996. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay, TNG Holdings Việt Nam được biết đến như một trong những tập đoàn về các lĩnh vực như: Kinh doanh bất động sản dân dụng, văn phòng, trung tâm thương mại; Đầu tư phát triển khu công nghiệp; Kinh doanh bán lẻ; Dịch vụ khách sạn; Dịch vụ quản lý tài sản; Dịch vụ nguồn nhân lực và Công nghệ thông tin… |
VN-Index tiếp đà tăng trong phiên 22/11?
Phiên 21/11, lực cầu giá thấp trong phiên chiều tăng mạnh giúp thị trường quay đầu hồi phục sau khi giảm mạnh đầu phiên. Chỉ số VN-Index chìm trong sắc đỏ trong hầu hết thời gian giao dịch trước khi chuyển sắc xanh nhờ dòng tiền hoạt động tích cực cuối phiên giúp chỉ số đóng cửa ở mức 922,56 điểm, tăng 3,54 điểm, tương đương 0,39% so với mức tham chiếu.
Các mã có ảnh hưởng tích cực nhất tới VN-Index là VCB, VNM và VRE khi đóng góp lần lượt 1,26, 1,02 và 0,48 điểm tăng. Ngược lại, các mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất là GAS, VHM và NVL khi lấy đi của chỉ số VN-Index lần lượt 0,87, 0,35 và 0,3 điểm.
Về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng 1,25% nhờ diễn biến tích cực của các cổ phiếu như VCB, TPB và MBB khi tăng lần lượt 3,0%, 2,7% và 1,2%. Nhóm cổ phiếu bất động sản tăng 0,2% nhờ việc nhóm cổ phiếu Vingroup như VIC, VHM và VRE đều tăng điểm.
Ngược lại, nhóm cổ phiếu dầu khí giảm 1,85% do ảnh hưởng bởi diễn biến kém tích cực của các cổ phiếu GAS, PVD và PVS khi giảm lần lượt 2,3%,1,5% và 1,0%. Về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, khối ngoại có phiên bán ròng trên sàn HoSE với giá trị hơn 180 tỷ đồng.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt nhận định, chỉ số VnIndex nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên tiếp theo. Tuy nhiên diễn biến thị trường dự báo sẽ có sự phân hóa và có thể xuất hiện các nhịp rung lắc, điều chỉnh trong phiên.