Mở cửa phiên giao dịch ngày 23/1, thị trường trong nước chịu áp lực bán mạnh sau diễn biến tiêu cực từ phố Wall đêm qua. Lực cầu gia tăng trở lại nhưng không đủ để nâng hai sàn vượt mốc tham chiếu.
Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm điểm trong phiên sáng 23/1
Nhóm ngân hàng giao dịch ảm đạm với mức tăng dưới 0,6%. Bất động sản diễn biến tương tự, ngoại trừ NBB, ASM, DXG, ITA, HBC, HAG. Cổ phiếu LDG giảm nhẹ dù có thông tin dự kiến thu lãi gần 3.000 tỉ đồng từ dự án 171 ha Cam Ranh. Nhóm chứng khoán, dầu khí, giảm mạnh hơn, riêng HCM, PLX tăng nhẹ. Nhóm nhiệt điện cũng tiêu cực dù công bố kết quả kinh doanh khá tích cực.
Nhóm thủy sản và dệt may bứt phá gồm ACL tăng kịch trần, MPC, ANV, FCM, MPC, AAM, TCM, STK giao dịch khởi sắc.Ngược lại, cổ phiếu CII lấy lại sắc xanh và dẫn đầu nhóm VN30 với mức tăng 1,3%, dù phiên hôm qua giảm mạnh.
Về gần cuối phiên giao dịch, dòng tiền tích cực trở lại thị trường nhưng các chỉ số vẫn giằng co mạnh với các nhịp tăng giảm đan xen. CTD và KDC giảm mạnh nhất nhóm VN30 khi cùng mất hơn 2%. Các nhóm ngành vẫn duy trì diễn biến như đầu phiên, cổ phiếu HCM, PLX đảo chiều giảm điểm. Nhóm cổ phiếu họ FLC phân hóa rõ nét với ART tăng trần, KLF chạm sàn, các mã còn lại (FLC, AMD, ROS) giảm 1%.
Nhìn chung, diễn biến trong phiên sáng không có nhiều dấu hiệu tích cực khi VN-Index vẫn giằng co mạnh quanh tham chiếu. CTG dẫn đầu thanh khoản thị trường với hơn 3,2 triệu đơn vị khớp lệnh và dẫn đầu đà tăng nhóm ngân hàng.
Cổ phiếu ASM, ITA, OGC tăng tích cực trong phiên sáng với thanh khoản trung bình gần 2 triệu đơn vị. Nhóm chứng khoán, dầu khí, thép vẫn chìm trong sắc đỏ, ngoại trừ HCM, HPG. PPC và PC1 của nhóm điện đã phục hồi với sắc xanh tích cực. Đồng thời, nhóm thủy sản (ACL, MPC, ANV) và dệt may (TCM, STK) cũng giữ vững đà tăng.
Tạm dừng phiên sáng, trên sàn HOSE có 109 mã tăng và 132 mã giảm, chỉ số VN-Index giảm 0,45 điểm (-0,05%), xuống 906,1 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 68,7 triệu đơn vị, giá trị 1.276,3 tỷ đồng, giảm ,3 tỷ đồng, giảm hơn 13% về khối lượng và gần 10% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 18,6 triệu đơn vị, giá trị 341,6 tỷ đồng, trong đó đáng chú ý có 4,57 triệu cổ phiếu HPX, giá trị 122,5 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, diễn biến HNX-Index cũng chủ đạo là giằng co nhẹ quanh tham chiếu trong phần lớn thời gian giao dịch, tuy nhiên về cuối phiên, lực bán dứt koats diễn ra, khiến chỉ số lao nhanh xuống tham chiếu và tạm nghỉ trong sắc đỏ. Tạm dừng phiên sáng, sàn HNX có 30 mã tăng và 46 mã giảm, chỉ số HNX-Index giảm 0,27 điểm (-0,27%), xuống 102,26 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,8 triệu đơn vị, giá trị 125,62 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,41 triệu đơn vị, giá trị 11,4 tỷ đồng.
Trên thị trường UpCoM, chỉ số UpCoM-Index tăng điểm trong nửa đầu phiên và cũng có diễn biến chính là rung lắc, giằng co nhẹ, nhưng về cuối phiên cũng đã xuống thẳng tham chiếu. Tạm đưng phiên sáng, chỉ số UpCoM-Index giảm 0,09 điểm (-0,16%), xuống 53,78 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn gần 3 triệu đơn vị, giá trị 67,11 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 14,4 triệu đơn vị, giá trị 206,6 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là hơn 14 triệu cổ phiếu CC1 ở mức giá sàn, giá trị 205,5 tỷ đồng.
Theo Nguyễn Thanh/Thời báo Chứng khoán