Home Tiêu điểm Đường cứu hộ làm 12 năm không xong; bác tin chi 1...

Đường cứu hộ làm 12 năm không xong; bác tin chi 1 tỷ đồng/camera

0

Chi hơn 5.930 tỷ đồng xây dựng cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, Bình Dương bác thông tin chi 1 tỷ đồng cho mỗi camera, Hà Nam dân kêu trời vì đường cứu hộ làm 12 năm chưa xong,… là các thông tin đáng được lưu tâm gần đây.

Chi hơn 5.936 tỷ đồng xây dựng cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP.HCM khóa X sáng 7/12, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đã trình HĐND TP.HCM để quyết định nguồn vốn xây cao tốc TP.HCM – Mộc Bài giai đoạn 1 hơn 16.729 tỷ đồng. Theo đó, dự án bắt đầu từ đường vành đai 3 thuộc huyện Củ Chi đến tuyến song song với Quốc lộ 22 hiện hữu. Điểm cuối nối vào Quốc lộ 22.

Theo quy hoạch, mặt cắt ngang đoạn qua địa phận TP.HCM gồm 8 làn xe, đoạn còn lại thuộc tỉnh Tây Ninh có 6 làn xe. Chiều dài toàn tuyến khoảng 50km, trong đó đoạn qua TP.HCM khoảng 23,7km và đoạn qua tỉnh Tây Ninh khoảng 26,3km. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2022 đến 2027.

cao toc moc bai
Đồ họa hướng đi cao tốc TP.HCM – Mộc Bài.

Dự án với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 16.729 tỷ đồng theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT). Theo đó, nhà đầu tư thu phí hoàn vốn theo hợp đồng BOT, Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng từ ngân sách TP.HCM và tỉnh Tây Ninh. Dự kiến, ngân sách TP.HCM tham gia 5.936 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn là 18 năm 1 tháng.

Cũng tại kỳ họp này, UBND TP.HCM cũng trình HĐND TP.HCM đặt tên cầu Thủ Thiêm 1, 2 là Thủ Thiêm và Ba Son.

Công an Bình Dương lý giải việc lắp camera hơn 1 tỉ đồng/chiếc

Tại họp báo cung cấp thông tin về tình hình kinh tế – xã hội năm 2022 do UBND tỉnh Bình Dương tổ chức vừa qua, Công an tỉnh Bình Dương đã đính chính thông tin dư luận cho rằng chi tiền ngân sách để lắp camera lên tới hơn 1 tỉ đồng/chiếc tại 205 vị trí là chưa chính xác.

camera
Theo công an tỉnh Bình Dương, thông tin đầu tư mua 1 tỷ đồng mỗi chiếc camera là không chính xác.

Công an tỉnh Bình Dương cho biết, kinh phí 469 tỷ đồng dành cho đề án lắp đặt camera gồm nhiều hạng mục cải tạo, xây dựng trung tâm điều hành, xây dựng trụ sở, cột đặt camera. Hệ thống này có thể đo đếm lưu lượng phương tiện để cảnh cáo trước tình trạng kẹt xe, đo tốc độ phương tiện trên đường, cảnh báo hoặc thông báo vị trí xảy ra cháy nổ chính xác, dò theo lộ trình di chuyển nếu phát hiện có cướp giật trên đường.

Bên cạnh đó, theo công an Tỉnh, khi xem xét phê duyệt cụ thể đề án lắp camera của công an tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương cũng đã có yêu cầu phải xem xét để phối hợp với hệ thống camera do các chủ đầu tư dự án đường giao thông BOT, hạ tầng các khu công nghiệp đã có camera để tích hợp, không lãng phí.

Hà Nam: Đường cứu hộ, cứu nạn làm 12 năm không xong

Dự án đầu tư xây dựng đường cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ dân cư miền núi xã Thanh Nguyên, Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm là tuyến đường được thực hiện theo Quyết định đầu tư số 783 ngày 27/7/2010 của UBND tỉnh Hà Nam với số vốn ban đầu tư ban đầu là 748,8 tỷ đồng. Tổng chiều dài dự án là 28,9km. Dự án do một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam thi công.

Tuy nhiên, qua 12 năm triển khai, dự án vẫn dang dở. Các hạng mục thi công đứt đoạn vừa không phát huy được hiệu quả nguồn vốn đầu tư, vừa gây bức xúc cho người dân.

f5428e3aaa7743291a66
Sau 12 năm, tuyến đường vẫn thi công dang dở.

Theo tìm hiểu của PV An Toàn Giao Thông, qua 4 lần điều chỉnh quy mô và tăng giảm tổng mức đầu tư, đến tháng 11/2016 dự án đường 495B được tỉnh Hà Nam ấn định tổng mức đầu tư là 7.685 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 6.908 tỷ, chi phí GPMB 480 tỷ đồng.

Cùng với mỗi lần thay đổi quy mô, tổng mức đầu tư là mỗi lần dự án bị gián đoạn thi công. Lúc thì nhà thầu thi công ồ ạt, tỉnh về tổ chức cưỡng chế GPMB; khi thì bỏ bê cả năm không làm đến mức dân chặn đường, chặn nhà máy vì bụi, ô nhiễm… 

Việc chậm trễ tiến độ thi công đã ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân song đến hiện tại, suốt 3- 4 năm nay gần như nhà thầu không triển khai gì, dự án vẫn dậm chân tại chỗ.

Thành Đô (tổng hợp)

Link nguồn