Hiện giá dứa tại Tiền Giang đang tăng trở lại, mang lại thu nhập khá, giúp ổn định cuộc sống nông dân vùng chuyên canh.
Giá dứa thương phẩm đang tăng mạnh
Hiện nay, giá dứa thương phẩm tại huyện Tân Phước trong vùng Đồng Tháp Mười (Tiền Giang) đang tăng mạnh, chia sẻ với TTXVN, ông Trần Hoàng Phong, Chủ tịch UBND huyện Tân Phước, thực hiện mục tiêu đẩy mạnh khai hoang sản xuất vùng Đồng Tháp Mười, ổn định đời sống nhân dân miền đất mới, Tân Phước định hình vùng trồng dứa chuyên canh trên 17.000 ha, mỗi năm đạt sản lượng trên 340.000 tấn quả, lớn nhất khu vực sông Tiền.
Trong niên vụ năm 2023, tính đến ngày 20/3, nông dân địa phương đã thu hoạch đầu vụ được trên 3.000 ha với sản lượng trên 60.000 tấn quả cung ứng thị trường trong nước và chế biến xuất khẩu.
Hiện nay, giá dứa thương phẩm đang tăng mạnh. Thương lái thu mua tại ruộng giá bình quân 7.500 đồng/kg, tăng hơn 1.000 đồng/kg so với tháng trước. Người dân thu hoạch thời điểm này đạt giá trị khoảng 150 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn lãi khoảng 100 triệu đồng/ha.
Theo ông Sáng, giá dứa thương lái đến tận ruộng mua từ 7.000 – 7.500 đồng/kg. Tùy theo chất lượng và địa bàn gần hoặc xa, giá dưa tăng hơn 3.000 đồng/kg so với tháng trước. Với giá này, nông dân giỏi thâm canh có thể lãi từ 3.000 – 3.500 đồng/kg dứa thương phẩm. Riêng gia đình ông Sáng canh tác trên 10 ha dứa, mỗi năm gia đình đạt sản lượng trên 200 tấn quả.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, cư ngụ tại ấp Mỹ Thuận, xã Thạnh Mỹ có 9 ha dứa chuyên canh cho biết, trong tháng qua, gia đình ông bán khoảng 12 tấn dứa quả, giá gần 5.000 đồng/kg. Ông Tùng đánh giá, giá dứa trong thời gian tới tiếp tục ổn định cao, thậm chí có thể còn tăng mạnh hơn do nguồn cung trong dân đã cạn nhưng nhu cầu lại lớn. Hy vọng đợt thu hoạch trong tháng tới sẽ đem lại cho gia đình bội thu về năng suất cũng như giá cả.
Nông dân Võ Đại Hải, cư ngụ tại ấp Mỹ Thuận, xã Thạnh Mỹ, canh tác 40 ha dứa chuyên canh cho biết, ông vừa thu hoạch trên 100 tấn quả, bán thu 750 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi ròng gần 500 triệu đồng.
Nổi tiếng là nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi trên vùng đất mới Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước), sau khoảng 20 năm gắn bó với cây dứa Đồng Tháp Mười, gia đình ông Võ Đại Hải đã tạo dựng nên cơ nghiệp vững vàng, nghiễm nhiên là “tỷ phú” nông thôn vùng đất mới của tỉnh Tiền Giang hôm nay.
Trước đó, ông Huỳnh Văn Bườn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Tân Phước cho biết, địa phương xác định dứa là một trong những cây trồng chủ lực của huyện. Dứa có ưu điểm là dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm phèn Đồng Tháp Mười, đầu ra thuận lợi. Toàn vùng có khoảng 15.000 ha dứa đang cho trái cung ứng nguồn nguyên liệu quan trọng phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Trong năm qua, có lúc dứa bán với giá trên 10.000 đồng/kg, nông dân thu lãi hàng trăm triệu đồng/ha từ cây dứa chuyên canh. Sau thời gian giảm giá trong nửa đầu năm 2017, giá dứa Tân Phước hồi phục và tăng mạnh mang lại niềm vui cho bà con bởi hứa hẹn mang lại thu nhập cao và cuộc sống ổn định.
Cần nâng cao hiệu quả sản xuất
Trao đổi với TTXVN, ông Trần Hoàng Phong, sau gần 30 năm thành lập huyện Tân Phước (1994 – 2023), Tân Phước đã trở thành một trong những vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu quan trọng của tỉnh Tiền Giang với những thương hiệu nổi tiếng: Dứa, thanh long, lúa năng suất cao, các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế khác.
Nhấn mạnh về vấn đề này, ông Phong cho hay về lâu dài, địa phương cũng đã xác định hai cây trồng chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên thị trường là dứa và lúa năng suất cao. Đặc biệt, cây dứa dễ trồng, phù hợp thổ nhưỡng vùng Đồng Tháp Mười, năng suất cao và đầu ra thuận lợi, đang giúp nhiều hộ nông dân tại đây làm giàu bền vững.
Theo người dân vùng chuyên canh, dứa trồng một lần cho thu hoạch khoảng 3 năm mới phải cải tạo trồng mới lại. Trong thời kỳ cho thu hoạch, trung bình mỗi năm nông dân thu hoạch từ 8 đến 10 lần nhờ biện pháp xử lý rải vụ giúp tránh được tình trạng thu hoạch rộ trong cùng một thời điểm khiến cung vượt cầu, mất giá. Nhờ vậy, cũng góp phần nâng cao giá trị kinh tế từ cây dứa.
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp nông dân vùng đất mới phát huy tiềm năng và thế mạnh cây dứa để sớm ổn định sản xuất và đời sống, huyện Tân Phước quan tâm tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xây dựng, mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Đồng thời, chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường gắn với tổ chức lại sản xuất, liên kết tiêu thụ theo mô hình chuỗi giá trị. Từ đó, mở hướng giải quyết ổn định đầu vào và đầu ra nông sản hàng hóa, nâng cao thu nhập, giúp nông dân làm giàu và nông nghiệp, nông thôn đổi mới.
Kỳ vọng xuất khẩu nông sản trong năm 2023 Năm 2023, ngành NN&PTNT được Thủ tướng Chính phủ giao kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất 55 tỷ USD – con số không hề nhỏ. Trong bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn, biến động như hiện nay, đòi hỏi ngành NN&PTNT cần có những bước đi tính toán, nắm bắt kịp thời thông tin thị trường, linh hoạt ứng phó để đạt được mục tiêu đề ra. Thông tin trên Đảng Cộng Sản, để tăng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong năm 2023, Bộ NN&PTNT đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể. Trong đó, đối với các nhóm sản phẩm chủ lực, với sản phẩm trồng trọt, toàn ngành sẽ tập trung tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá cho những sản phẩm đã được cấp phép tiếp cận thị trường xuất khẩu trong năm 2022 như: Trung Quốc (chanh leo, sầu riêng, chuối), New Zealand (chanh, bưởi), Nhật Bản (nhãn), Hoa Kỳ (bưởi). Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá cho những sản phẩm mà thị trường truyền thống có nhu cầu lớn trong năm 2023 như: Hoa Kỳ (gỗ, hạt tiêu, cà phê), Trung Quốc (trái cây, rau quả), EU (rau quả, gỗ), Đông Bắc Á (rau quả, cây gia vị), ASEAN (gạo, gỗ); thị trường tiềm năng như Ả rập Xê út (gạo, chè, cà phê). Tiếp tục đàm phán để thúc đẩy mở cửa thị trường cho các sản phẩm trồng trọt như: Trung Quốc (ký nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, xoài; mở cửa chính ngạch cho bơ, na, bưởi); Hàn Quốc (thanh long ruột đỏ); Ấn Độ (nhãn, bưởi, chôm chôm, sầu riêng, bơ, dừa, dưa hấu, dâu tây). Nhằm hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu nông sản, theo các chuyên gia, cần tiếp tục quan tâm và nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo định hướng phát triển thị trường nông sản. Bên cạnh đó, tăng cường tương tác, trao đổi thông tin với hệ thống đầu mối tại các địa phương, tham tán thương mại tại các thị trường, cộng đồng doanh nghiệp và người sản xuất. |
Trúc Chi (t/h)