Các lãnh đạo G20 đồng thuận rằng cần có một hệ thống thuế cho các dịch vụ thanh toán điện tử xuyên biên giới.
Các quốc gia G20 muốn đánh thuế tiền ảo
Giá 10 loại tiền ảo vốn hóa lớn nhất thị trường hôm nay như sau:
Giá tiền ảo mới nhất sẽ được tiếp tục cập nhật trong các bản tin tiếp theo của VietnamFinance.
Các quốc gia G20 tính đánh thuế tiền ảo
Một tuyên bố chung đã được ký bởi tất cả các quốc gia G20, theo báo cáo từ tờ Saudi Gazette.
Liên quan đến các tài sản ảo, G20 đã đồng ý với một cách tiếp cận pháp lý phù hợp với các tiêu chuẩn của lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF). Phần 25 của tài liệu cho biết:
“Chúng tôi sẽ quản lý tài sản ảo để chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố phù hợp với tiêu chuẩn FATF và chúng tôi sẽ xem xét các phản hồi khác nếu cần”.
Cùng với đó, các lãnh đạo G20 kêu gọi cần có một hệ thống thuế cho các dịch vụ thanh toán điện tử xuyên biên giới.
Ngoài ra, các quốc gia sẽ làm việc cùng nhau và theo dõi việc số hóa của nền kinh tế toàn cầu vốn đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Trích đoạn từ phần 26 cho biết:
“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau để tìm kiếm giải pháp dựa trên sự đồng thuận nhằm giải quyết các tác động của việc số hóa nền kinh tế trên hệ thống thuế quốc tế với bản cập nhật năm 2019 và báo cáo cuối cùng vào năm 2020″.
Trước đó, Hoa Kỳ đã có hành động trừng phạt hai tổ chức thực hiện việc hack Ransomware ở Iran. Cơ quan quản lý tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ (OFAC) đã công bố hai địa chỉ ví Bitcoin và cảnh báo cộng đồng tiền mã hóa và tài chính rằng bất kỳ ai giao dịch với các bị cáo có thể bị xử phạt nặng.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi ngờ rằng các biện pháp này ngăn chặn các giao dịch Bitcoin và tiền điện tử ở cấp độ giao thức hay không. Trên thực tế, Bitcoin được thiết kế cố ý để trở thành dạng tiền kiểm duyệt, không biên giới và chính trị.
Các quốc gia G20 kêu gọi cần quản lý chặt tiền ảo
Cùng với đó, Ấn Độ dường như đã dẫn đầu về sáng kiến quản lý tiền ảo, nước này đã đưa ra một danh sách 9 điểm kêu gọi các nước G20 chống lại những kẻ phạm tội kinh tế đang chạy trốn cũng bao gồm các tài sản mã hóa như Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi FATF chỉ định ưu tiên và thiết lập hợp tác quốc tế. Điều này sẽ đảm bảo rằng các nước thành viên làm việc chặt chẽ và các đơn vị tình báo tài chính tương ứng chia sẻ thông tin cần thiết để theo dõi các kẻ phạm tội.
“FATF nên được giao nhiệm vụ xây dựng định nghĩa tiêu chuẩn về những kẻ phạm tội kinh tế đang chạy trốn. FATF cũng nên phát triển một loạt các thủ tục thông thường và được chuẩn hóa liên quan đến việc xác định, dẫn độ và tố tụng tư pháp để giải quyết những người phạm tội kinh tế đang chạy trốn để cung cấp sự hướng dẫn và hỗ trợ cho các nước G20, theo luật trong nước của họ”, Thủ tướng Ấn Độ nói.
Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) là một cơ quan liên chính phủ được thành lập năm 1989. Mục tiêu của FATF là thiết lập các tiêu chuẩn và thúc đẩy thực hiện hiệu quả các biện pháp pháp lý, quy định và hoạt động để chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và các mối đe dọa liên quan đến tính toàn vẹn của hệ thống tài chính quốc tế. Do đó, FATF là cơ quan hoạch định chính sách hoạt động để tạo ra ý điều chính trị cần thiết để mang lại các cải cách lập pháp và luật pháp quốc gia trong các lĩnh vực này.
Đầu tháng 7, G20 đã thừa nhận rằng tài sản ảo có thể mang lại lợi ích đáng kể và không gây rủi ro cho sự ổn định tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, các thành viên đã đồng ý theo dõi sự tiến bộ của chúng và phát triển một cách tiếp cận quy định toàn diện trong tương lai gần, trích dẫn những lo ngại về trốn thuế và rửa tiền.
“Tuy nhiên, các tài sản ảo phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư, tính toàn vẹn thị trường, trốn thuế, rửa tiền và tài trợ khủng bố. Tài sản mã hóa thiếu các thuộc tính chính của các loại tiền tệ có chủ quyền. Mặc dù tài sản mã hóa vào thời điểm này không gây ra rủi ro về tài chính toàn cầu, chúng tôi vẫn phải cảnh giác”, báo cáo cho biết.
Theo Đại Phong/VietnamFinance