Giá bánh mỳ tại Venezuela ngày càng cao
Trong vài năm qua, được ăn bánh mì đã trở thành một việc rất may mắn hoặc phải tốn rất nhiều tiền với người Venezuela. Vì đâu mà một món ăn của người nghèo trở thành một món ăn sang trọng của người Venezuela chỉ trong một thời gian ngắn như vậy?
Từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra, dòng người xếp hàng trở nên dài hơn, nhiều hơn ở lối vào những tiệm bánh mỳ. Thế nhưng, giải pháp đầu tiên của Chính phủ Venezuela là cáo buộc chủ sở hữu các tiệm bánh mỳ này đang quảng bá quá trớn và quyết định phạt những tiệm bánh có người xếp hàng trước cửa.
Sau đó một số tiệm bánh đã được Chính phủ tiếp quản với lý do là họ đang giấu bột và sử dụng bột chủ yếu để làm bánh ngọt và các loại bánh đắt tiền khác. Mức giá cố định cũng được đặt ra cho loại bánh mỳ rẻ nhất.
Để tỏ thái độ bất bình về điều này, cộng đồng những người tự làm bánh mỳ ở nhà hoặc làm cùng với người khác để bán với giá phải chăng hơn so với các tiệm bánh tư nhân đã cùng nhau biểu tình, nhưng điều đó cũng chỉ khiến Chính phủ đồng ý thông qua một thỏa thuận là bán bột với giá thấp hơn mức giá đề ra.
Vào năm trước, cũng trong khoảng thời gian này, một loại giấy ủy quyền được tạo ra để đảm bảo rằng bánh mỳ bán cho dân chúng sẽ chiến thắng trong cuộc chiến kinh tế này.
Tuy nhiên, giá bánh mỳ tiếp tục tăng cao, dòng người xếp hàng trong nhiều giờ đồng hồ để mua loại bánh mỳ rẻ nhất, giờ đây hóa ra lại trở thành món ăn khá đắt tiền. Và đối với nhiều người, những mẩu bánh mỳ đó là bữa ăn duy nhất trong ngày.
Bên cạnh đó, các tiệm bánh bị Chính phủ can thiệp cũng tự ý làm thêm và tăng giá bánh mỳ, ngoài việc chỉ bán cho những người sống gần đó. Do đó, nhiều tờ báo địa phương cho rằng, ăn bánh mỳ đã trở thành một sự xa xỉ.
Đối với những người có ý định mở tiệm bán bánh mỳ, mọi thứ dường như cũng không trôi chảy mấy. Mặc dù với việc cầu nhiều hơn cung gấp nhiều lần, họ có thể thu hút đủ lượng khách hàng và có tiền mặt để mua nguyên liệu.
Tuy nhiên, hiện tại, các ngân hàng chỉ cung cấp 10.000 Bolivar tiền mặt, số tiền chỉ đủ mua một hoặc hai tờ vé xe buýt, tùy thuộc vào số km đi lại.
Tình trạng này đã góp phần khiến các doanh nghiệp tư nhân nhỏ bị phá sản bởi làm thế nào họ có thể thu được 20.000 hoặc 50.000 Bolivar tiền mặt cho một sản phẩm nếu khách hàng chỉ có thể rút 10.000 Bolivar từ ngân hàng?
Do đó, mối quan tâm về việc làm bánh mỳ đã trở thành một điều của quá khứ. Được ăn một trong hai bữa trong ngày đã là may mắn hoặc quá đắt đỏ với người dân Venezuela nên nhiều người thậm chí không còn suy nghĩ về nó nữa.
Theo Hồng Vân/Dân Trí/Vietnamfinance