Home Chứng khoán Lăng kính chứng khoán: Giằng co ở vùng 1.030 điểm

Lăng kính chứng khoán: Giằng co ở vùng 1.030 điểm

0

Thị trường có dấu hiệu tích cực, mức hỗ trợ chưa bị phá vỡ, tuy nhiên, không loại trừ khả năng chỉ là phản ứng kỹ thuật, nhà đầu tư chỉ nên giao dịch ngắn hạn.

Theo dòng thị trường thế giới, thị trường trong nước ngày 28/10 mở cửa tiếp đà hưng phấn, tuy nhiên đến phiên ATC, VN-Index vẫn chịu áp lực bán mạnh, rũ bỏ mọi điểm số phiên sáng.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index giảm nhẹ 0,65 điểm, tương ứng 0,06% xuống 1.027,36 điểm. Toàn sàn có đến 236 mã tăng, 195 mã giảm và 86 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,10 điểm, tương ứng 0,05% lên 213,73 điểm. Toàn sàn có 96 mã tăng, 80 mã giảm và 65 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 1,19 điểm, tương ứng 1,54% xuống 76,09 điểm. Chỉ số VN30-Index tăng 0,99 điểm lên 1.029,49 điểm.

Mức thanh khoản vẫn được duy trì tốt, tổng giá trị khớp lệnh đạt 14.558 tỷ đồng, tăng 18% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng gần 20% lên 13.345 tỷ đồng. Nhóm VN30 sang tay 3.826 tỷ đồng.

Tài chính - Ngân hàng - Lăng kính chứng khoán: Giằng co ở vùng 1.030 điểm
P/E các chỉ số chính.

Triển vọng hồi phục ngắn hạn của thị trường

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC): VN-Index có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ 988-1.002 điểm trong tuần tới. Nhà đầu tư chủ động bán trading hiện thực hóa lợi nhuận khi thị trường tăng điểm. BVSC vẫn đánh giá cao triển vọng hồi phục ngắn hạn của thị trường ở giai đoạn hiện tại. Do đó, các nhịp rung lắc, điều chỉnh của thị trường vẫn được xem là cơ hội để nhà đầu tư cover lại các vị thế đã bán hoặc mở các vị thế mua mới với tỷ trọng thấp.

Không loại trừ khả năng thị trường đang phản ứng kỹ thuật

Chứng khoán Vietcombank (VCBS): VN-Index trải qua 1 tuần hồi phục hồi nhẹ quanh vùng 1.000 và kết tuần tại 1.027,36 điểm. Về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index tiếp tục có những dấu hiệu kiểm tra lại ngưỡng 1.000 điểm. Tuy nhiên thị trường đã ghi nhận dấu hiệu tích cực khi đóng nến tuần vẫn tạo 1 cây nến rút chân, thể hiện mức hỗ trợ này vẫn chưa bị phá vỡ. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng đây chỉ là những phản ứng kỹ thuật thông thường trong xu hướng giảm lớn của thị trường.

Vì vậy, VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tạm thời chỉ nên giao dịch ngắn hạn và giải ngân một phần cho mục tiêu lướt song ngắn hạn ở các cổ phiếu dẫn dắt xu hướng hồi phục, trong đó đáng chú ý nhất là nhóm ngân hàng.

Thị trường sẽ cần phải tích lũy thêm

Chứng khoán ASeanSC: Thị trường hôm nay ghi nhận một phiên giảm điểm nhẹ chủ yếu do áp lực chốt lời T+, trong bối cảnh số mã tăng giá chiếm ưu thế, thanh khoản tăng nhẹ và ở mức trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy bên mua và bên bán đang khá giằng co, và đà tăng tạm thời chững lại. Trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.020 – 1.025 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1.010 – 1.015 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1.030 – 1.035 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.040 – 1.045 điểm

Do đó, nhóm phân tích cho rằng khả năng thị trường sẽ cần phải tích lũy thêm trước khi có xu hướng rõ ràng hơn. Dự báo trong phiên giao dịch tới, sự giằng co có thể sẽ diễn ra giữa lực mua tại hỗ trợ 1.020 – 1.025 điểm và lực bán tại kháng cự 1.030 – 1.035 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục quán tính tăng điểm

Chứng khoán Châu Á- Thái Bình Dương (Apec): VN-Index tăng điểm giằng co đầu phiên trước khi mở rộng đà tăng hưng phấn đến cuối phiên. Sự lan toả tích cực của dòng tiền đến các nhóm ngành đã giúp cho chỉ số chinh phục thành công ngưỡng cản tâm lý quanh 1.000, hiện đã trở thành mức hỗ trợ cứng của thị trường.

Thị trường đang hướng đến tuần tăng thứ 2 trong 3 tuần, thêm 1 phiên tăng và thanh khoản khớp lệnh trên 10.000 tỷ đồng có thể lôi kéo dòng tiền đứng ngoài quay trở lại khi đa số các cổ phiếu đang có mức giảm rất sâu. Mặc dù xu hướng giảm điểm vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục quán tính tăng điểm và kiểm định lại vùng 1.030-1.040 trong thời gian tới trước khi có xu hướng rõ ràng hơn.

Phạm Hồng Nhung

Link nguồn