Các ngân hàng Nhật Bản đang siết lại việc thúc đẩy đầu tư vào các thị trường châu Á khác trong bối cảnh dấu hiệu suy thoái kinh tế trên toàn khu vực.
Việc giảm thị phần tại châu Á chỉ là tạm thời?
Gần đây, các ngân hàng Nhật Bản đã tích cực xây dựng sự hiện diện của họ ở châu Á.
Tuy nhiên, Sumitomo Mitsui cho biết, việc giảm dần tăng trưởng cho vay ở châu Á là tạm thời.
Cụ thể, năm 2013, MUFG đã tiếp quản Ngân hàng Ayudhya tại Thái Lan. Năm 2016, nó đã mua lại 20% Security Bank của Philippines. Năm ngoái, nó đã tăng gấp đôi cổ phần của mình tại Ngân hàng Danamonto của Indonesia lên 40%.
Trong khi đó, SMFG nắm sở hữu Ngân hàng Tabungan Pensiunan Nasional, một ngân hàng hạng trung ở Indonesia và Mizuho đã hợp tác với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Thái Lan.
Các thị trường tương đối nhỏ của Đông Nam Á được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển hơn Nhật Bản, nơi dân số đang suy giảm và nhu cầu vay vốn yếu. Chính sách đưa lãi suất trái phiếu chính phủ của BoJ về 0 cũng đã tước đi cơ hội kiếm tiền từ các ngân hàng đầu tư vào kênh đầu tư này.
Do nhu cầu yếu, MUFG, SMFG và Mizuho chỉ sử dụng khoảng 60% tiền gửi của họ cho các khoản vay. Phần còn lại đi vào các chứng khoán, trái phiếu chính phủ nước ngoài với lợi suất cao hơn.
Cắt giảm chi phí đã trở thành một khẩu hiệu dài hạn tại các ngân hàng. Mizuho cho biết vào năm 2017 rằng họ sẽ loại bỏ 19.000 vị trí và 100 chi nhánh trong 10 năm sau đó.
SMFG cũng dự kiến cắt giảm hoạt động ngân hàng bán lẻ của mình. Trong khoảng thời gian 2017 – 2019, ngân hàng này đã dự kiến cắt giảm 50 tỉ yen chi phí và bỏ 4.000 vị trí. Còn MUFG sẽ tự động hóa 30% hoạt động của mình vào năm 2024. Họ hi vọng phần mềm và trí tuệ nhân tạo sẽ thực hiện các thủ tục giấy tờ đòi hỏi phải có 9.500 nhân viên để xử lí.
Ngân hàng Nhật Bản MUFG đang cắt giảm đầu tư vào thị trường châu Á?
Tính đến tháng 12/2018, số dư của các khoản vay ở nước ngoài của Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (MUFG), ngân hàng lớn nhất quốc gia, đứng ở mức 43,9 nghìn tỉ yen, giảm 2,7% so với 45,1 nghìn tỉ yen một năm trước đó.
Tuy nhiên, lãi biên ròng được cải thiện từ 1,23% lên 1,35% từ mảng hoạt động ở nước ngoài này cho thấy sự tập trung nhiều hơn vào chất lượng so với số lượng khi cho vay của MUFG. Lãi biên ròng ở đây được hiểu là chênh lệch giữa lãi suất trung bình của các khoản vay và chi phí vốn.
Khoảng 40% tổng dư nợ (1 nghìn tỉ USD) của MUFG đã được cho vay ra ở nước ngoài. Trong đó, một phần ba là ở châu Á.
Trong 9 tháng tính đến tháng 12, lợi nhuận hoạt động cốt lõi của MUFG đã giảm 12%, mặc dù chi phí tín dụng giảm và đóng góp lớn hơn từ chi nhánh Morgan Stanley của ngân hàng đã làm tăng 10% lợi nhuận ròng.
Sumitomo Mitsui Financial Group cho vay ra 82 tỉ USD tại thị trường châu Á
Tại Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG), tập đoàn ngân hàng lớn thứ hai tại Nhật, các khoản vay ở nước ngoài đã tăng từ 232 tỉ USD lên 242 tỉ USD. Trong đó, các khoản vay tại châu Á vẫn giữ ở mức 82 tỉ USD khi ngân hàng chuyển trọng tâm sang thị trường Mỹ đang bùng nổ.
Trong 9 tháng, chi phí tín dụng của SMFG đã tăng từ 52 tỉ yen một năm trước đó lên 53 tỉ yen. Điều đó dẫn đến lỗ ở các khoản cho vay nước ngoài.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã kéo theo hệ quả tăng trưởng kinh tế chậm chạp tại khu vực châu Á là một thách thức lớn tại thị trường này. Các ngân hàng Nhật Bản phải nhìn vào những yếu tố khác để bù đắp nhu cầu cho vay “chậm chạp” và chênh lệch lãi suất không khả quan.
Mizuho mạo hiểm
Mặc dù cảnh giác với xu hướng giảm của thị trường châu Á, nhưng Mizuho, tập đoàn ngân hàng lớn thứ ba của Nhật Bản, đã chọn mạo hiểm khi các đối thủ của nó kìm hãm.
Mizuho đã tăng số dư của khoản vay ở nước ngoài lên 259,3 tỉ USD vào cuối tháng 12, tăng 19% so với một năm trước đó. Trong đó, thị trường Châu Á chiếm khoảng một nửa mức tăng trưởng.
Tổ chức này dường như đang hi sinh một phần lợi nhuận của mình để tìm kiếm thị phần vì lãi suất cho các khoản vay ở nước ngoài của họ thu hẹp từ khoảng 0,9% xuống còn khoảng 0,8%.
Mizuho đã bắt tay vào chiến dịch “Global 300” của mình, nhằm tăng lượng giao dịch với 300 công ty hàng đầu ở nước ngoài. Thông qua chiến dịch này, ngân hàng này đang chào mời các dịch vụ ngân hàng thương mại tại các nền kinh tế như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Thái Lan.
Theo Thu Hoài/Thời báo Chứng Khoán