Home Ngân hàng Phân biệt các ngân hàng có tên ‘Sài Gòn’

Phân biệt các ngân hàng có tên ‘Sài Gòn’

0

Trước một số thông tin liên quan đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), nhiều người dân đã có sự nhầm lẫn giữa các ngân hàng mang tên “Sài Gòn”.

Phân biệt các ngân hàng có tên “Sài Gòn”

Hiện trong hệ thống có 4 ngân hàng chứa tên “Sài Gòn” bao gồm:

1. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
– Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn
– Tên tiếng Anh: Sai Gon Joint Stock Commercial Bank
– Tên giao dịch: Saigon Commercial Bank
– Mã cổ phiếu: SCB
– Hội sở chính: 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM
– Vốn điều lệ: 20.020 tỷ đồng.
2. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
– Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
– Tên tiếng Anh: Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank
– Tên giao dịch: SACOMBANK
– Mã cổ phiếu: STB
– Hội sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
– Vốn điều lệ: 18.852 tỷ đồng

Sacombank và SCB là hai ngân hàng khác nhau.

3. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB)
– Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương
– Tên tiếng Anh: SAIGON BANK FOR INDUSTRY AND TRADE
– Tên giao dịch: SAIGONBANK
– Mã cổ phiếu: SGB
– Hội sở chính: 2C Phó Đức Chính, Quận 1, TP.HCM
– Vốn điều lệ: 3.080 tỷ đồng
4. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
– Tên tiếng Anh: Saigon-Hanoi Commercial Joint Stock Bank
– Tên giao dịch: SHB
– Mã cổ phiếu: SHB
– Hội sở chính:  Số 77 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội
– Vốn điều lệ: 26.674 tỷ đồng
Trước nhiều thông tin tiêu cực liên quan đến SCB, chiều 8/10, ông Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng giám đốc phụ trách điều hành ngân hàng khẳng định SCB đã kiểm soát tình hình, thanh khoản của ngân hàng đang được giữ ổn định, ngân hàng đảm bảo quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền đúng theo quy định của pháp luật.
Theo ông Hoàng Minh Hoàn, ngay sau khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công An có quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với bà Trương Mỹ Lan vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến việc phát hành mua bán trái phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, SCB đã thực hiện rà soát và khẳng định Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB. Do đó, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB.
SCB cam kết ngân hàng có đầy đủ giải pháp, nguồn lực để bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền cũng như quyền, lợi ích của đối tác và khách hàng của SCB theo quy định của pháp luật.
SCB đã tăng lượng tồn quỹ tiền mặt tại tất cả điểm giao dịch, đáp ứng nhu cầu thanh toán, rút tiền chính đáng của khách hàng. Đồng thời, SCB tăng cường lượng tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo nhu cầu thanh toán liên ngân hàng, từ SCB qua ngân hàng khác và ngược lại.
Ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh cũng cho biết thêm, hiện SCB hiện đang hoạt động bình thường và ổn định. Phía Ngân hàng Nhà nước khẳng định có biện pháp đảm bảo hoạt động liên tục của SCB. Lợi ích hợp pháp của người dân sẽ được đảm bảo.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến cáo người dân có tiền gửi tại SCB cần thận trọng trước khi quyết định rút tiền gửi, nhất là những khoản tiền gửi rút trước hạn vì khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình đáng ra được hưởng về lãi suất có thời hạn tại SCB.

Minh Châu

Link nguồn: https://bnews.vn/phan-biet-cac-ngan-hang-co-ten-sai-gon/261354.html