Chương trình chuyển đổi số quốc gia xác định tầm nhìn đến năm 2030 trong đó ngành giao thông vận tải cũng là một trong những mục tiêu quan trọng đã được Chính phủ phê duyệt chương trình chuyển đổi số Bộ này đến năm 2025, định hướng đến 2030 gồm 3 trụ cột là: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Mục tiêu lớn về phát triển Chính phủ số, đến năm 2025 cần định hướng để làm thế nào có thể hình thành được cơ sở hạ tầng dữ liệu của ngành GTVT trong đó hệ thống cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung được kết nối với nhau, tích hợp dữ liệu từ các hệ thống nghiệp vụ chuyên dùng nhằm cung cấp thông tin phục vụ quản lý, điều hành giao thông vận tải tới được người ra quyết định đầy đủ, kịp thời và chính xác do đó sẽ đòi phải ngành giao thông vận tải và các thành phần phụ trợ – cơ sở hạ tầng giao thông phải đổi mới trong công tác quản lý, đầu tư vận hành, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo sư phát triển đổi mới đất nước mà hạ tầng vận tải giao thông đường sắt đang là nút thắt khó khăn trong suốt thời gian qua trong việc lựa chọn mô hình đầu tư và công nghệ sao cho không tụt hậu sau khi đưa vào sử dụng.
Việc đổi mới sáng tạo và lựa chọn mô hình cải tiến ngành đường sắt hiện nay là việc làm bức thiết để đưa ra được các giải pháp vận hành, đầu tư xây dựng của cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới giao thông và phương tiện tham gia giao thông một cách đồng bộ, hiệu quả. Do vậy việc đổi mới kiến trúc hệ thống giao thông quốc gia, xây dựng theo mô hình quản lý trung tâm – HUB là vấn đề cấp bách hiện nay, đặc biệt trong thời gian đại dịch Covid hoành hành tại nước ta sự di chuyển nội địa vô cùng khó khăn trong công tác vận chuyển lương thực, lưu thông hàng hóa và logistic vì thiếu hệ thống điều hành trung tâm và phân bổ nguồn lực từ nhiều khu vực trong hệ thống giao thông đường sắt.
Để có thể xây dựng được trung tâm HUB của ngành giao thông vận tải trong lĩnh vực đường sắt chúng ta có thể nghiên cứu các mô hình HUB đã được xây dựng ở các nước tiên tiến và đổi mới sáng tạo phù hợp cho nước ta trong việc phát triển hạ tầng kỹ thuật, xóa bỏ khoảng cách và thời gian vận chuyển của ngành đường sắt hiện nay với các nước đang phát triển, các tỉnh thành trong cả nước, đáp ứng đầy đủ nhanh chóng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa và phải tạo ra sự kết nối hệ thống điều khiển, theo dõi truy tìm, nhận diện tần số vô tuyến, ứng dụng công nghệ phần mềm tối ưu hóa trong việc quản lý vận hành giao thông đường sắt.
Với lợi thế đi sau và nhiều bài học thực tiễn đã được chứng minh trên thế giới nhằm đi đến mục tiêu đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực đường sắt chúng ta đưa ra những giải pháp mang tính chiến lược sau:
– Lựa chọn công nghệ vận tải, hậu cần, mở rộng mô hình vận tải đa phương tiện. Xây dựng chính phủ điện tử nhằm giảm thiểu khối lượng công việc hành chánh và đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người dân, xây dựng nhiều dịch vụ và tiện ích điện tử trong việc đầu tư
– Xây dựng chính sách năng lượng, chính sách pháp lý trong lĩnh việc tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả năng lượng, chính sách thuế đối với tài nguyên năng lượng và nhiệt lượng cho ngành công nghiệp đường sắt
– Cho phép đầu tư với nhiều mô hình công tư PPP hay xây dựng chuyển giao BT nhằm nâng cao khả năng đầu tư, kêu gọi đầu tư từ nhiều nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để tạo ra sức hấp dẫn trong việc đầu tư hạ tầng và công nghệ
– Chất lượng vận tải đường sắt hiện nay thấp kém kéo dài làm cho vai trò của đường sắt trong đi chuyển du lịch bị kém cạnh tranh. Ngành đường sắt nên tập trung đầu tư nâng cấp và khai thác hạ tầng đường sắt và các phần khai thác thương mại nên được cổ phần hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển toa xe mới, tiện nghi hơn để tăng tính cạnh tranh với các dịch vụ vận tải khác như hàng không, đường bộ, đường thủy. Về định hướng chiến lược lâu dài thì phần đầu tư hạ tầng cũng nên cổ phần hoá để thu hút đầu tư, nâng cấp hạ tầng từ nhiều nguồn lực của xã hội
– Xây dựng hệ thống giao thông quốc gia có khả năng tương tác với mang lưới giao thông thế giới, nâng cao hiệu quả hoạt động logistic nội bộ trong vận tải hàng hóa, tạo điều kiện tương tác giữa cơ quan chính quyền và doanh nghiệp môt các toàn diện dưới sự điều tiết của nhà nước đối với sụ phát triển của hạ tầng giao thông.
Với sự phát triển chính phủ số và tập trung đổi mới sáng tạo vào các nhóm nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao hiệu quả hoạt động trên môi trường số của các cơ quan, đơn bị bộ thuộc Giao thông Vận tải, đổi mới phương thức quản lý nhằm phát triển lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng nền kinh tế số cho ngành giao thông vận tải, xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ logistic và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đầu tư để tiến đến có một hệ thống giao thông đường sắt hiện đại trong tương lai./.
(1) Journal Issue 1 (31), 2020
(2) Kotlubai, O.M. (2012). Theory and methodology of development of transport and technological systems of cargo transportation
TS. Nguyễn Hoàng Hiệp – Đại học Lincoln, Malaysia
Link nguồn: https://doanhnghiepthuonghieu.vn/doi-moi-sang-tao-ha-tang-van-tai-duong-sat-p38265.html