Home Ấn tượng 24H EVFTA: Cơ hội và thách thức đối với bất động sản công...

EVFTA: Cơ hội và thách thức đối với bất động sản công nghiệp

0
Ngày 30/06/2019, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã chính thức được ký kết. Theo đó, nó mở ra cơ hội mới không chỉ các ngành sản xuất, tiêu dùng… mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản trong đó có bất động sản công nghiệp. 

Đi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường, đây chính là thành quả của việc định hướng nước ta trong xây dựng nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu. Việc xúc tiến thành lập các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm; sự tích cực tham gia các Hiệp định FTA; tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây và việc sở hữu lực lượng lao động trẻ, dồi dào, chi phí thấp.

Điều này được thể hiện rõ nét qua việc tập trung phát triển các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm tại ba miền Bắc, Trung và Nam. Đồng thời, việc tham gia vào 16 Hiệp định FTA cũng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước”, ông Nam nhìn nhận.

Những yếu tố này đã góp phần thu hút một lượng vốn đầu tư đáng kể từ các tập đoàn nước ngoài, điển hình như Samsung đã công bố đầu tư hơn 17 tỷ USD vào Việt Nam. Với nền tảng kinh tế thị trường trong nước đang phát triển lạc quan, đồng thời các quốc gia khác trong khu vực đang ngày càng phát triển hơn khiến cho chi phí hoạt động tại các quốc gia đó ngày càng tăng cao, góp phần giúp cho ngành công nghiệp Việt Nam có rất nhiều cơ hội để vươn lên trong cuộc đua phát triển thị trường này.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự phát triển của bất động sản công nghiệp Việt Nam cũng còn nhiều những bất cập. Trong đó, hạ tầng kết nối đa phương tiện thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu. Mất cân đối giữa vận tải đường bộ và các loại hình vận tải khác như đường sắt, đường thủy; vận tải hàng hóa đường bộ chiếm 77% tổng lượng vận chuyển hàng hóa của cả nước; chi phí logistics chiếm gần 21% tổng GDP, cao hơn so với hầu hết các nước trong khu vực…

Dễ thấy, EVFTA là một hiệp định có tính cột mốc, thúc đẩy mạnh mẽ các lĩnh vực công nghiệp và xuất khẩu tại Việt Nam thông qua việc gỡ bỏ 99% thuế quan với hàng hóa. Theo đó, các cụm và khu công nghiệp tại Việt Nam có thể nhận được sự quan tâm, chú ý của nhiều doanh nghiệp EU. Việc này sẽ kéo theo nguồn lực FDI ngoại quốc  vào trong nước.

Theo Savills Việt Nam, Hiệp định EVFTA cho thấy cam kết của chính phủ trong việc đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo tại châu Á. 

Có thể khẳng định rằng, có EVFTA, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU chắc chắn sẽ tăng, kéo theo đó là tăng luồng vốn FDI, tăng số lượng việc làm và nhiều cơ hội hơn trên tất cả các phân khúc bất động sản công nghiệp.

Savills cũng cho biết, các nhà đầu tư EU đang bày tỏ sự quan tâm sâu rộng vào việc minh bạch hóa môi trường pháp lý và đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên, trong một diễn biến mới nhất, Hoa Kỳ đã áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm thép của Hàn Quốc và Đài Loan được sản xuất gia công tại Việt Nam. Điều này cho thấy nguồn gốc xuất xứ của các mặt hàng xuất nhập khẩu đang ngày càng được các nước trên thế giới giám sát chặt chẽ. Chính vì thế, yếu tố này cũng chính là một phần chìa khóa để các doanh nghiệp trong nước tiến tới mở rộng quy mô, nâng cao sản lượng, chất lượng của các khu công nghiệp.

Ông John Campbell, Trưởng bộ phận bất động sản công nghiệp thuộc Savils xác nhận rằng số lượng yêu cầu từ khách hàng EU đã tăng lên trong quá trình đợi hiệp định được ký kết. 

Bằng cách tạo điều kiện cho việc ứng dụng những công nghệ sản xuất mới nhất và tăng cường đào tạo nhân lực, Chính phủ Việt Nam đang dần xóa bỏ mối e sợ của các doanh nghiệp về tính khả thi, hay tình trạng thiếu nguồn nhân lực và gia tăng chi phí. Việc nâng cao tính minh bạch của môi trường kinh doanh sẽ giúp giảm thiểu những lo ngại của nhà đầu tư và nâng tiêu chuẩn chất lượng sản xuất tại Việt Nam.

Theo Hữu Dũng/Thời Báo Chứng Khoán