Ngoài giá năng lượng, chi phí nguyên vật liệu tăng cao và khó khăn về nguồn cung ứng, ngành dệt may còn phải đối mặt với những thách thức khác trong năm 2023.
Những thách thức lớn
Sau hai năm bùng phát đại dịch Covid-19, các nhà sản xuất dệt may hy vọng có thể phục hồi ngành này trong năm 2022. Tuy nhiên, xung đột ở Ukraine đã đặt ra cho các nhà sản xuất, vốn đang rất khó khăn về tài chính, những thách thức mới, từ thiếu thốn năng lượng cho tới biến động giá cả nguyên liệu và sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ nhất, về nguồn cung năng lượng, điện và khí đốt là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất dệt may châu Âu khi năm 2023 sắp đến. Rủi ro vỡ nợ đang ở mức cao nhất, trong khi một số nhà máy đang khẩn trương trang bị các tấm pin mặt trời. Cuộc khủng hoảng điện và khí đốt cũng là một nguyên nhân gây căng thẳng trong ngành dệt may châu Âu: Một số quốc gia, như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đã có thể tách giá điện ra khỏi giá khí đốt, để giảm thiểu việc tăng hóa đơn năng lượng.
Ngoài ra, trong khi đại dịch gần như khiến toàn bộ ngành dệt may phải ngừng hoạt động, thì cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay lại tập trung ở châu Âu, làm nổi bật khoảng cách giá giữa khu vực này và các khu vực tìm nguồn cung ứng lớn khác. Nếu không có sự can thiệp đáng kể của nhà nước, bất chấp các tuyên bố về công nghiệp, các nhà sản xuất không thể loại trừ một kịch bản có làn sóng phi địa phương hóa nguồn cung ứng quy mô lớn mới.
Thứ hai, lựa chọn nguyên liệu và giá cả, cuộc khủng hoảng về vận chuyển và giá nguyên vật liệu vẫn chưa thể kết thúc đối với ngành dệt may toàn cầu. Chỉ số Harpex về chi phí thuê tàu container vẫn cao gần như 100% so với mức được quan sát vào tháng 1/2020. Về mặt nguyên liệu thô, cuộc chiến Ukraine đã gây ra biến động giá đáng lo ngại trong năm 2022. Một nhu cầu phải phù hợp với những khó khăn hiện tại của ngành bông. Bên cạnh đó, có những nghi ngờ xoay quanh loại bông hữu cơ đang được săn đón nhiều, chiếm 24% tổng lượng bông được sản xuất vào năm 2021. Tổ chức phi chính phủ Textile Exchange đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về khoảng cách không giải thích được giữa khối lượng sản xuất và khối lượng mà các nhãn hiệu thời trang yêu cầu trong bộ sưu tập của họ.
Vừa qua, trong khi giá đã giảm dần trở lại, hầu hết đã đạt đến mức bình thường mới, ở mức trên mức trước khủng hoảng. Bối cảnh địa chính trị toàn cầu vẫn chưa chắc chắn và hơn bao giờ hết, những người mua hàng dệt may đang phải đối mặt với nhu cầu chuyển hướng sang các vật liệu tự nhiên, thứ mà người tiêu dùng đang hướng tới.
Thứ ba, chi phí nguyên liệu thô tăng và chuyển đổi nguồn cung ứng toàn cầu cũng bắt đầu để lại dấu vết trên bản đồ tìm nguồn cung ứng quốc tế. Trung Quốc đang chứng kiến các mệnh lệnh của phương Tây chuyển hướng sang các nước láng giềng. Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, Myanmar và Việt Nam đã được hưởng lợi từ tình hình này, nhưng Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế do Covid-19 vào tháng 12/2022 và điều này có thể thay đổi triển vọng cho năm 2023.
Thứ tư, vấn đề lạm phát và thách thức về năng lượng, nguyên liệu thô và nguồn cung ứng, ngành dệt may toàn cầu cũng đang phải đối mặt với trọng tài cuối cùng trong thời kỳ khủng hoảng người tiêu dùng. Cụ thể, giảm tiêu dùng như một sự lựa chọn, được thực hiện bởi các cá nhân muốn tiêu dùng ít hơn nhưng tốt hơn, hiện đang đi đôi với việc giảm tiêu dùng bắt buộc do lạm phát gây ra. May mặc và giày dép không còn là ưu tiên của người tiêu dùng. Một thực tế mà tác động này cuối cùng sẽ được cảm nhận trên toàn bộ chuỗi cung ứng hàng dệt may.
Hai kịch bản tăng trưởng
Năm 2023 ngành dệt may đưa ra hai kịch bản tăng trưởng. Theo đó, kịch bản tích cực là xuất khẩu dệt may có thể đạt 47- 48 tỷ USD và kịch bản kém tích cực hơn là đạt khoảng 45 – 46 tỷ USD. Vì là một ngành khá nhạy với nhu cầu thế giới, việc các doanh nghiệp chủ động chuyển hướng với các thay đổi từ thị trường sẽ quyết định nhiều đến việc giữ nhịp tăng trưởng trong năm 2023 trong bất kì kịch bản nào.
Trong điều kiện kịch bản thuận lợi, những bất ổn từ thị trường thế giới có thể được kiểm soát, ngành may mặc dự báo hết quý I năm sau mọi việc sẽ phục hồi. Vì vậy, kịch bản 48 tỷ USD có thể thành hiện thực.
Tuy nhiên, trong kịch bản 2 ít thuận lợi khi thị trường phục hồi vào nửa cuối năm 2023 – mức độ tăng trưởng vào khoảng 4,5% và cán mức ở mức 45 tỷ USD. Trong bối cảnh hiện nay, cả thế giới không đặt hàng dệt may dài hạn vì vậy, các doanh nghiệp có thể chuyển hướng sản xuất sang những mặt hàng có giá trị thấp hơn.
“Bài học của 6 tháng đầu năm 2022 khi quá mua, tạo ra lượng tồn kho rất lớn và phải xử lý trong 6 tháng vừa qua. Hiện nay toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu đặt hàng căn cứ trên sức mua, giám sát theo sức mua, đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh, lượng hàng nhỏ để toàn chuỗi không bị tăng tồn kho ngoài dự kiến”, ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tập đoàn dệt may Việt Nam nhấn mạnh.
Ngoài chuyển đổi sản xuất đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết bài học từ năm 2022 đã khiến nhiều doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ hàng dệt kim sang hàng dệt thoi và đặc biệt đa dạng hóa thị trường.
“Chúng tôi đang đưa một số sản phẩm xu hướng vào Trung Quốc. Người Trung Quốc cũng rất cần sản phẩm ngoại nhập đi đúng xu hướng, có chất lượng. Có thể chúng tôi phải thông qua bằng phương án thương mại điện tử nhiều hơn”, ông Phạm Văn Việt – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Thắng Jean cho biết.
Thách thức với ngành dệt may đã bộc lộ từ cuối năm 2022. Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, những tháng cuối năm 2022, nhiều doanh nghiệp trong ngành phải chịu áp lực khi số lượng các đơn hàng trong các tháng 11-12/2022 và quý I/2023 liên tục sụt giảm, từ 25-27%. Bên cạnh đó, những khó khăn do giá nguyên vật liệu tăng cao, các chi phí khác tăng… cũng làm không ít doanh nghiệp sụt giảm doanh thu. Trong khi đó, ông Hồ Lê Hùng, Tổng Giám đốc Hanosimex cho biết, trong quý I/2022 thị trường ngành sợi khá thuận lợi nên Hanosimex có đơn hàng đầy tải, kế hoạch sản xuất ổn định. Thế nhưng bước sang quý II/2022, thị trường gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng chung của tình hình thế giới; giá nguyên liệu bông xơ tăng cao, giá bán sợi giảm nhiều. Trong quý III, IV/2022, các đơn hàng tiếp tục sụt giảm. Đặc biệt hiện trong bối cảnh đó, doanh nghiệp phải chủ động linh hoạt ứng phó trước những khó khăn, thực hiện đồng thời nhiều giải pháp như quản trị sản xuất, công tác thị trường, đơn hàng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất… Cũng theo ông Hùng, 2023 sẽ là một năm thách thức sâu rộng hơn và có thể dài hơn do sự suy giảm chung của kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hanosimex sẽ tập trung cho công tác thị trường, tìm kiếm đơn hàng để duy trì ổn định sản xuất; Phát triển khách hàng mới, thị trường mới nỗ lực khai thác cơ hội từ các Hiệp định FTA đã có hiệu lực; Củng cố công tác quản trị để nâng cao hiệu quả, tổ chức lại hệ thống phòng và nhà máy, giảm đầu mối trung gian, giao quyền tự chủ cho nhà máy. Đặc biệt cùng với đó, tập trung kiểm soát chất lượng, phát triển mẫu, chủ động đáp ứng điều kiện kỹ thuật đồng bộ cho sản xuất; các nhà máy chủ động các giải pháp tăng năng suất lao động, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, đầu tư các thiết bị tiên tiến để nâng cao năng suất lao động. Đồng thời, tích cực thực hiện chuyển đổi trong hoạt động; Thực hiện báo cáo quản trị chính xác, kiểm soát chi phí, phân tích sớm nguy cơ rủi ro, cảnh báo biến động của thị trường trong tương lai gần, đưa ra hành động kịp thời. Tương tự, ông Bùi Văn Tiến, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May Việt Tiến cũng dự báo năm 2023, tình hình sẽ không cải thiện nhiều. Trong bối cảnh đó, Việt Tiến sẽ song hành đẩy mạnh cả hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường nội địa. Với thị trường xuất khẩu thách thức như hiện nay, Việt Tiến sẽ nỗ lực tìm các giải pháp để đủ nguồn hàng sản xuất cho các đơn vị thành viên trong toàn hệ thống; xây dựng kế hoạch, tập trung sản xuất cho những đơn hàng đã được ký kết, mở rộng thị trường… Đối với thị trường nội địa, đến nay Việt Tiến có trên 1.000 cửa hàng và đại lý trên cả nước. Trong thời gian tới, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng, kinh doanh một số thương hiệu thời trang quốc tế, trước mắt các thương hiệu thời trang thể thao Sketchers và Nike. Đồng thời mở rộng và nâng cấp hệ thống phân phối (Viettien House) trong nước và nước ngoài; tập trung đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến (tự động hóa) cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm; nâng cao thu nhập của người lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh… |
Trúc Chi (T/h)