Lực bán vẫn luôn thường trực tại nhóm vốn hoá lớn, VN-Index dù hồi phục vẫn quay đầu giảm gần 9 điểm, chỉ số chưa lên được 1.000 điểm.
Tại phiên giao dịch ngày 22/11, VN-Index đã gặp áp lực từ phiên ATO khi giảm đến hơn 6 điểm. Nguyên nhân chủ yếu đến từ nhóm vốn hoá lớn với áp lực bán trên thị trường.
Tuy nhiêm điểm sáng là ngành chứng khoán và dầu khí tăng kìm đà giảm chỉ số, càng đến giữa phiên thị trường càng hồi phục tốt hơn với PVP, PVC, PVD thậm chí tăng kịch trần hay APG, APS, VCL cũng trần tím. Thị trường đã tìm lại sắc xanh trên mọi nhóm ngành.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 1,25 điểm, tương đương 0,13% lên 961,9 điểm. Toàn sàn có 335 mã tăng và 95 mã giảm giá. HNX-Index tăng 3,91 điểm, tương đương 2,03% lên 196,31 điểm. UPCoM-Index tăng 0,92 điểm, tương ứng 1,36% lên 68,56 điểm.
Sang đến phiên chiều, cổ phiếu NVL sau 12 phiên sàn liên tục đã gây chú ý với lượng khớp lệnh lên đến 112,9 triệu đơn vị, tương đương giá trị gần 2.894 tỷ đổng. Tuy nhiên lực cầu vào không giữ được cổ phiếu nhà Novaland thoát sàn, ngay sau đó cổ phiếu tiếp tục là một trong những mã giảm kịch liệt trên thị trường.
VN-Index tiếp tục quay đầu giảm điểm với sự giằng co tại các nhóm ngành. Nhìn chung thị trường dao động trong biên độ hẹp và đã có chút triển vọng khi ngưỡng cao nhất chạm đến mốc 983 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 8,53 điểm, tương ứng 0,89% xuống 952,12 điểm. Toàn sàn có 251 mã tăng, 182 mã giảm và 81 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 2,26 điểm, tương ứng 1,17% lên 194,66 điểm. Toàn sàn có 122 mã tăng, 54 mã giảm và 46 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,77 điểm, tương ứng 1,14% lên 68,41 điểm.
Bộ đôi nhà Vingroup là VIC và VHM có mức giảm sâu nhất với lần lượt 4,69% và 3,51% đã kéo đà tăng của VN-Index sau phiên sáng. Đồng thời, nhóm bất động sản cũng chịu tác động mạnh của NVL và PDR hàng loạt phiên sàn mới mức dư bán lên đến hàng triệu đơn vị mỗi phiên.
Sau những phiên tăng điểm, nhóm thép lại quay đầu đỏ nhẹ với HPG giảm 1%, HSG giảm 4,27%, NKG giảm 4,76% và DTL giảm đến 6,12%,….
Ngược lại thị trường vẫn có sự phân hoá với những cổ phiếu vốn hoá lớn duy trì sắc xanh như BID, MBB, VNM, FPT, ACV, MCH, VEA,… đã đỡ đà rơi của thị trường hôm nay.
Tổng giá trị khớp lệnh đạt 18.292 tỷ đồng với 30% là lệnh khớp từ cổ phiếu của Novaland, tăng hơn 80% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE đạt 16.672 tỷ đồng, tăng gần 90%. Nhóm VN30 được sang tay 8.503 tỷ đồng
Về phía nhà đầu tư nước ngoài, khối này đẩy mạnh mua ròng với giá trị 261,5 tỷ đồng, trong đó giải ngân 1.201 tỷ đồng và bán ra 1.113 tỷ đồng. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VNM 67 tỷ đồng, MBB 63 tỷ đồng, SSI 47 tỷ đồng, BID 34 tỷ đồng, HPG 19 tỷ đồng, GMD 17 tỷ đồng,…
Tại phía bán ròng khớp lệnh, nhà đầu tư ngoại chủ yếu rút vốn khỏi cổ phiếu DGC 69 tỷ đồng, NVL 27 tỷ đồng, GEX 26 tỷ đồng, VCB 25 tỷ đồng, DXG 19 tỷ đồng,…
Phạm Hồng Nhung
Link nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/niem-tin-con-long-leothi-truong-khong-duy-tri-duoc-sac-xanh-ket-phien-a581838.html