Home Ấn tượng 24H Rủi ro của tiền gửi tiết kiệm và giải pháp phòng tránh

Rủi ro của tiền gửi tiết kiệm và giải pháp phòng tránh

0

Gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng là biện pháp đầu tư an toàn cho khách hàng muốn quản lý tài chính cá nhân. Tuy nhiên, tình trạng rủi ro mất tiền gửi tiết kiệm vẫn xảy ra. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp phòng tránh là gì?.  

Rủi ro của tiền gửi tiết kiệm và giải pháp phòng tránh. Ảnh minh họa

Nguyên nhân của việc bị mất tiền gửi tiết kiệm?

Mất tiền gửi tiết kiệm là hồi chuông báo động đối với vấn đề quản trị, quản lý tại các hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính và cả tâm lý của người dân khi đi gửi tiền ngân hàng.

Hầu hết các trường hợp mất tiền gửi tiết kiệm đều là do nguyên nhân cán bộ ngân hàng lợi dụng mối quan hệ cá nhân hình thành suốt thời gian giao dịch lâu dài với khách hàng, tạo niềm tin về uy tín, quyền hạn, luôn sẵn sàng ký tất cả những gì mà khách hàng yêu cầu hoặc nhân viên ngân hàng tin tưởng khách hàng, cho rút tiền trước, bổ sung chữ ký và hồ sơ sau.

Một số khách hàng và nhân viên ngân hàng có quan hệ thân thiết, việc nhận tiền gửi và mở sổ tiết kiệm được thực hiện không phải tại phòng giao dịch của ngân hàng. Bởi với giờ làm việc của ngân hàng và của khách hàng bị trùng nhau, khách hàng thường viện lí do là bận mà ngày nghỉ thì ngân hàng cũng nghỉ làm việc nên không thể đến ngân hàng làm thủ tục được. Khách hàng VIP, khách hàng thân thiết có thể ưu ái đến tận nhà, nơi làm việc, hay thậm chí là quán cà phê để nhân viên ngân hàng nhận tiền gửi thay để làm sổ tiết kiệm…

Hay như việc cho nợ sổ, nợ chứng từ hoặc nhờ nhân viên ngân hàng giữ giúp hay đồng ý ký sẵn một tập chứng từ giao dịch trắng hoặc không rõ nội dung vì tin tưởng, đỡ mất thời gian cho các giao dịch nộp, rút tiền mặt … cũng chứa những tiềm ẩn cho khoản tiền gửi không cánh mà bay.

Việc lơ là, chủ quan vì nghĩ gửi tiền ngân hàng chắc chắn an toàn, khiến khách hàng thường không kiểm tra sổ tiết kiệm đến tận thời điểm đáo hạn, không đăng kí các dịch vụ kiểm tra tài khoản,… khiến cho khách hàng không kịp trở tay trước những nguy cơ mất tiền từ phía các đối tượng tội phạm công nghệ cao hoặc từ chính các đối tượng là nhân viên ngân hàng…

Tất cả những nguyên nhân đều có thể là sơ hở, và thiếu an toàn cho khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng hiện nay.

4 rủi ro chính trong việc gửi tiết kiệm

Rủi ro trong gửi tiết kiệm chưa có thống kê đầy đủ nhưng quốc tế thống kê có bốn rủi ro chính: Hạ tầng công nghệ; rủi ro vận hành hệ thống do thao tác sai sót; khách hàng; đạo đức nhân viên ngân hàng (NH).

Trong đó, rủi ro từ vận hành và khách hàng chiếm 80%. Để giảm thiểu rủi ro hệ thống NH thế giới và Việt Nam không phụ thuộc vào sự việc rủi ro cụ thể mà phải dựa vào phân loại cấp độ của hệ thống thông tin. Cho nên các quy định về tiêu chuẩn an ninh bảo mật đều rất đầy đủ.

Ngành NH đã có trang bị khá tốt về công nghệ thông tin nên rủi ro chuyển sang chỗ dễ tổn thương hơn là khách hàng. Vừa rồi đã xảy ra một số vụ việc tội phạm lừa đảo lấy thông tin, lợi dụng điểm yếu của thẻ từ để sao chép, phát hành thẻ giả.

Ngân hàng Nhà nước đang có chính sách xử lý lỗ hổng về công nghệ, thủ tục để hỗ trợ khách hàng tốt hơn như giải pháp chống tội phạm, ngăn ngừa hành vi giao dịch đáng ngờ.

Giải pháp phòng tránh rủi ro mất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng

Đứng dưới góc độ khách hàng gửi tiền, việc có trách nhiệm với đồng tiền của mình là điều cần thiết. Tuy nhiên luôn xem xét lưu ý thực hiện đúng các quy định của ngân hàng, các thông báo phòng tránh ngân hàng đưa ra, cùng các biện pháp quản lý tiền dành cho bản thân sẽ hạn chế tối đa rủi ro mất tiền gửi tại các ngân hàng. Cụ thể khách hàng cần lưu ý những điều sau:

Mọi thông tin giao dịch phải được thực hiện tại quầy giao dịch của ngân hàng, theo quy đinh của ngân hàng, do đó mọi giao dịch sẽ được ghi lại dưới camera của ngân hàng. Do đó nếu xảy ra rủi ro do phía nhân viên ngân hàng, đây sẽ là bằng chứng để bạn đòi lại số tiền đã mất của mình.

Gửi tiền tiết kiệm và tất toán đúng quy trình. nhận chứng từ và sổ tiết kiệm ngay khi gửi tiền vào ngân hàng, ghi nhớ kiểm tra thông tin chi tiết trên sổ về: họ tên, số tiền ghi trên sổ, có dấu ngân hàng chưa, các chữ kỹ liên quan (chữ ký giao dịch viên, kiểm soát viên, giám đốc ngân hàng), …và chứng từ kèm theo.

Không kí khống các chứng từ trắng, tránh trường hợp nhân viên hoặc đối tượng khác điền thêm thông tin vào để rút ruột tiền gửi theo nhiều cách khác nhau.

Thường xuyên kiểm tra số dư tài khoản định kì qua các dịch vụ đơn giản như: Internet banking, Mobile banking, SMS banking,… Tất cả các giao dịch liên quan đến tiền gửi khách hàng đều sẽ được báo cho khách hàng ngay qua hệ thống này bằng điện thoại di động, do đó nếu có bất thường xảy ra khách hàng có thể báo với ngân hàng cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết.

Không nên thay đổi thường xuyên chữ ký sẽ gây phiền toái vì mẫu chứ kỹ chính là mã bảo mật xác minh việc gửi và rút tiền của khách hàng. Nếu khách hàng mở sổ tiết kiệm ký một đằng, khi tất toán lại ký nột nẻo sẽ rất khó khăn và mất thời gian cho việc đối chiếu.

Bảo quản sổ tiết kiệm cẩn thận. Khi có sự cố mất sổ phải thông báo ngay trong ngân hàng và trong vòng 24h khách hàng phải đến trực tiếp ngân hàng để làm giấy báo mất sổ tiết kiệm.

Theo Hoài Sơn/Thời báo chứng khoán