Home Tiêu điểm Tỉ lệ người Việt chịu chi hơn 100.000 đồng cho một ly...

Tỉ lệ người Việt chịu chi hơn 100.000 đồng cho một ly cà phê giảm mạnh

0

“Chính sách thuế – tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp”, đây là chủ đề của tọa đàm do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 21/8. Tại tọa đàm, các vị khách mời đã phân tích, luận bàn, đánh giá những vấn đề nổi bật liên quan đến thúc đẩy phát triển, quản lý công nghiệp công nghệ số; nội hàm, bản chất của tài sản số; nghĩa vụ thuế liên quan đến tài sản số cùng nhiều nội dung được nêu ra trong dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

30.000 cửa hàng đóng cửa trong 6 tháng đầu năm

Theo Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam được iPOS công bố ngày 21/8, trong 6 tháng đầu năm 2024 cả nước ghi nhận khoảng 304.700 cửa hàng, giảm tới 3,9% so với số liệu từ năm 2023. Có ít nhất 30.000 cửa hàng trên toàn quốc đã đóng cửa, cùng với số lượng mở mới có phần hạn chế.

Tp.HCM là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo đó, Tp.HCM đã giảm tới 5,97% số lượng cửa hàng trên toàn thành phố. Tại Hà Nội, số lượng cửa hàng đạt mức tăng trưởng nhẹ khoảng 0,1%.

6 tháng đầu năm thực sự là thời điểm khó khăn cho nền kinh tế nói chung, cũng như đối với ngành F&B nói riêng. Doanh thu của thị trường F&B tại Việt Nam đã đạt 403.900 tỷ đồng, được coi là yếu tố bất ngờ trong thời điểm kinh tế khó khăn.

Nguyên nhân một phần do lạm phát, với CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,75%. Bên cạnh đó, tổng số lượng giao dịch tăng trưởng đáng kể có thể tới từ việc các cửa hàng F&B trong thời gian vừa qua đã tích cực đưa ra nhiều các chương trình khuyến mại để kích cầu, từ đó khách hàng ra quyết định mua hàng nhiều hơn.

Theo báo cáo, hơn 30.000 cửa hàng F&B đóng cửa trong thời gian vừa qua chứng minh mức độ cạnh tranh khốc liệt của thị trường này. Sự tăng trưởng chi tiêu của thực khách không đuổi kịp được sự tăng trưởng nóng cửa hàng F&B từ sau đại dịch Covid-19.

Số lượng cửa hàng với tuổi thọ ngắn (dưới 3 tháng hoạt động) đang xuất hiện nhiều hơn tại các thành phố lớn. Đồng thời, các thương hiệu có tính bền vững cũng không thoát khỏi sự tác động sâu của kinh tế dù có lượng khách hàng trung thành lớn, và có thu nhập ổn định. Ngành

“F&B trải qua 6 tháng với đầy khó khăn. Thời điểm này được coi là cuộc đại thanh lọc!”, iPOS nhấn mạnh.

Mức chi cho việc “đi cafe” giảm mạnh

Trong báo cáo, iPOS cũng chỉ ra số liệu khảo sát được thu thập trên toàn quốc và tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM. Đối tượng khảo sát là 951 cửa hàng với đa dạng mô hình, quy mô kinh doanh.

Từ đầu năm 2024, doanh thu của các doanh nghiệp F&B Việt Nam đã chứng kiến sự biến động mạnh.

Tính tới tháng 6/2024, đã có tới hơn 44,1% thừa nhận mức doanh thu giảm. Nhiều đơn vị chia sẻ, đã không đạt được mức thu nhập kỳ vọng trong nửa năm vừa qua, và vẫn chìm trong xu hướng giảm doanh thu trong các tháng kể tiếp.

Cụ thể, tỉ lệ doanh nghiệp báo cáo doanh thu giảm trong tháng 2 tới hơn 43,4%. Tháng 3 có tăng trưởng nhẹ, và sau đó giảm đều tới giữa năm. Các doanh nghiệp đang ngày càng dè chừng trong việc phát triển kinh doanh trong 6 tháng cuối năm. 

Theo khảo sát, có 61,2% doanh nghiệp chỉ cố gắng duy trì quy mô kinh doanh như hiện tại, trong khi đó, 34,4% dự kiến mở rộng thêm cơ sở mới. So với khảo sát cùng kỳ 2023, số lượng doanh nghiệp F&B có tham vọng tương tự lên tới 51,7%.

Tuy nhiên, sự khó khăn của nền kinh tế không làm giảm đi niềm yêu thích ẩm thực của người Việt Nam. Thay vì giảm chi tiêu cho ăn uống bên ngoài, nhiều đáp viên cố gắng giữ tần suất đi ăn ngoài, nhưng có kế hoạch cụ thể hơn về chi tiêu. 

Theo khảo sát, các mức tần suất cao (3-4 lần/tuần, hàng ngày) đều gần như không thay đổi so với năm 2023. Đồng thời, nhóm khách hàng có tần suất 1-2 lần/tuần, có xu hướng tăng lên 4,1% so với năm trước. Nhìn chung, nhóm khách hàng trung thành vẫn duy trì thói quen ăn uống như trước đây, cho thấy sức hút của ngành F&B vẫn rất lớn.

Tỉ lệ người Việt chịu chi hơn 100.000 đồng cho một ly cà phê giảm mạnh- Ảnh 1.
Mức chi của người Việt cho việc “đi cafe” giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024.

Mức chi cho việc “đi cafe” giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024, với tần suất cũng giảm đáng kể. Mặc dù mức giá từ 41.000 đến 71.000 đồng/ly trở nên phổ biến hơn, với sự tăng trưởng 11,5% về tỉ lệ người lựa chọn, nhưng các phân khúc cao cấp lại gặp khó khăn. Tỉ lệ người chi tiêu trên 100.000 đồng/ly đã giảm mạnh từ 6% xuống còn 1,7%.

“Nửa đầu năm 2024 đã chứng kiến sự biến động mạnh mẽ, đặt ra không ít thách thức cho toàn bộ ngành dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực F&B. Tuy nhiên, các doanh nghiệp F&B Việt Nam đã cho thấy sự linh hoạt đáng kinh ngạc khi nhanh chóng điều chỉnh hoạt động, cắt giảm chi phí không cần thiết và tối ưu hóa dòng tiền. 

Đồng thời, sự sáng tạo không ngừng trong việc phát triển sản phẩm đã mang đến những trải nghiệm ẩm thực mới lạ, thu hút đông đảo thực khách”, ông Vũ Thanh Hùng – Tổng Giám đốc CTCP iPOS.vn nhận định.

Thanh Loan/Người Đưa Tin