Home Ấn tượng 24H Bồi thường giá đất: Câu chuyện đền một bán mười

Bồi thường giá đất: Câu chuyện đền một bán mười

0

Trường hợp thu hồi đất và bồi thường cho người dân với giá 18 triệu đồng/m2 nhưng doanh nghiệp bất động sản bán ra thị trường với giá 350 triệu đồng/m2 không phải là hiếm…

Dự án Khu đô thị Thủ Thiêm được triển khai hơn 20 năm nhưng công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn thành

Đền một bán mười

Trên thực tế khung giá đất của Nhà nước chỉ bằng khoảng 20 – 30% khung giá đất thị trường. Điều này dẫn đến nhiều bất cập khi người bị thu hồi đất phải chịu thiệt thòi, trực tiếp gây cản trở quá trình thu hồi và tiến hành công tác giải phóng mặt bằng tại nhiều địa phương.

Trong cuộc Toạ đàm “những vấn đề kinh tế trong chính sách và luật pháp đất đai ở Việt Nam” do Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức mới đây, chuyên gia kinh tế PGS.TS Ngô Trí Long khẳng

Cũng theo vị chuyên gia kinh tế này, hiện nguồn thu từ đất chỉ chiếm 10% ngân sách ở các địa phương; nguồn thu này đang bị thất thoát trong hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển công năng sử dụng của công trình xây dựng gắn liền với đất, nhất là chuyển từ mục đích đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nhà ở…

“Có trường hợp giá đất đền bù cho người dân là 18 triệu đồng/m2 nhưng hiện công ty bất động sản đang bán lại với giá 350 triệu đồng/m2. Đơn cử như dự án khu đô thị thương mại Văn Giang, giá đền bù đất là 42.000 đồng/m2. Tuy nhiên, hiện người dân đang phải thuê lại đất để canh tác tại xã ở mức 28,8 triệu đồng/sào (360m2)/năm”, ông Long lấy ví dụ.

Xem xét việc để người dân tự đề xuất

Ở thời điểm hiện tại, dù Luật Đất đai hiện nay đã quy định về đền bù theo giá thị trường song thực tế hoàn toàn khác. Đất được định giá và đền bù với mức thấp hơn rất nhiều so với thị trường. Đây cũng chính là lỗ hổng trong quản lý khiến cho mỗi lần cổ phần hóa doanh nghiệp, nhiều tài sản liên quan đến đất đai đều bị định giá thấp hơn so với thực tế.

Theo quy định hiện hành, Chính phủ ban hành khung giá đất và đây là căn cứ để các tỉnh, thành ban hành bảng giá đất. Bảng giá đất được sử dụng trong nhiều trường hợp như: Tính thuế sử dụng đất; tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; tính giá trị quyền sử dụng đất…

Về vấn đề này, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường, đề xuất thực hiện cơ chế người dân đăng ký giá đất thuộc quyền sử dụng của mình. “Bước đầu chúng ta có thể dùng mức đăng ký này để tham khảo, sau đó sẽ sử dụng vào một số việc nhất định”, ông Võ nói.

Theo ông Võ, việc để người dân tự đăng ký giá đất đã được trình tại dự thảo Luật đất đai năm 2003 nhưng không được chấp thuận. Trong khi đó, nhiều nước đã quy định để người dân đăng ký giá đất mà cá nhân đang sử dụng để làm căn cứ bồi thường khi thu hồi hoặc nộp thuế đất.

“Khi đó, nếu người dân lựa chọn giá đất cao thì lúc nhà nước thu hồi, tiền bồi thường sẽ lớn, nhưng họ lại phải đóng tiền thuế nhiều hơn”, ông Võ nói và giải thích thêm Indonesia, Philippines thu thuế đất 1% còn Việt Nam chỉ thu 0,03%. Như vậy nhiều nước thu thuế đất “đủ để phát triển đô thị thì Việt Nam phải phát triển bằng nguồn vốn vay ODA”.

“Trong tổng diện tích các loại đất của cả nước hiện nay, diện tích đất đã có người sử dụng là 26.854.743 ha, chiếm 81,08%. Tổng diện tích đất được Nhà nước giao cho các đối tượng quản lý theo quy định của Luật Đất đai là 6.266.312 ha, chiếm 18,92% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Tuy nhiên, nguồn thu ngân sách từ tiền thuê đất chỉ chiếm 9,66 – 19,06% tổng số tiền thu từ đất và tăng dần qua các năm (năm 2016 đạt 23.672 tỷ đồng, chiếm 19,06%).

Tiền thu thuế sử dụng đất nông nghiệp chỉ chiếm 1,14 – 2,46% tổng số tiền thu từ đất và giảm dần qua các năm (năm 2016 đạt 1.417 tỷ đồng, chiếm 1,14%). Tiền thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất chỉ chiếm 0,42 – 1,93% tổng số tiền thu từ đất và giảm dần qua các năm (năm 2016 đạt 627 tỷ đồng chiếm 0,51%)”.

Theo Hữu Dũng/Thời báo Chứng khoán