Home Tiêu điểm Quốc tế Singapore phạt Uber và Grab 9,5 triệu USD vì… sáp nhập

Singapore phạt Uber và Grab 9,5 triệu USD vì… sáp nhập

0

Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Singapore đã phạt Uber và Grab 9,5 triệu USD (tương đương 13 triệu SGD) vì cho rằng vụ sáp nhập gây tổn hại đến cạnh tranh, trong bối cảnh giao dịch mua bán – sáp nhập đã hoàn thành và không thể đảo ngược.

Mới đây, Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Singapore đã có quyết định phạt của Uber và Grab vì thương vụ Grab mua lại hoạt động của Uber đã vi phạm các quy định chống độc quyền.

Cụ thể Uber sẽ phải nộp phạt 4,82 triệu USD còn Grab sẽ phải nộp 4,7 triệu USD. Số tiền này được căn cứ vào doanh số ước tính của 2 công ty, kết hợp với các tình tiết khác gồm thời gian, mức độ vi phạm, có yếu tố tăng nặng hay giảm nhẹ không.

Theo cơ quan chức năng Singapore, mức phạt trên cũng là một giải pháp để ngăn chặn thương vụ mua lại được hoàn thành. Còn Grab thì cho biết họ đã thông báo với cơ quan có thẩm quyền về ý định mua lại Uber tại Singapore của mình trước khi giao dịch hoàn tất. Và việc thông báo này được coi là hành động tự nguyện theo luật cạnh tranh của Singapore.

Tuy nhiên Uỷ ban Cạnh tranh và Tiêu dùng cho biết cả 2 công ty đã hoàn tất giao dịch và đã bắt đầu việc chuyển giao. Do đó không thể khôi phục tình trạng ban đầu của 2 công ty.

Ngoài việc phải nộp phạt, uỷ ban cũng yêu cầu hai công ty này thay đổi một số điều khoản trong thoả thuận sáp nhập của họ.

Đối với Grab, dịch vụ gọi xe này phải cho phép các tài xe có thể tự do làm việc với bất kỳ dịch vụ nào tương tự Grab khác. Trước đây Grab coi hành vi này là vi phạm và lái xe nếu hợp tác với dịch vụ khác sẽ bị khoá tài khoản.

Ngoài ra Grab cũng không được phép điều chỉnh tỷ lệ chia sẻ doanh thu với lái xe và các công ty taxi sau khi hợp nhất hoạt động của Uber vào Grab.

Theo kết quả điều tra của Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Singapore, Grab đã tăng giá sau khi loại bỏ đối thủ là Uber. Cụ thể, mức giá đã tăng 10-15%. Cơ quan này cũng cho biết họ đã nhận được “rất nhiều khiếu nại” từ cả khách hàng và tài xế về giá cước và hoa hồng của Grab.

Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Singapore cũng nhận thấy Grab hiện nắm khoảng 80% thị phần và thống lĩnh thị trường khiến các đối thủ cạnh tranh tiềm năng khó mở rộng quy mô và thị trường. Đặc biệt khi Grab áp đặt các nghĩa vụ độc quyền đối với các công ty taxi, các đối tác có xe.

Theo Thanh Bút/Thương Gia