Home Giá vàng – ngoại tệ Kinh doanh Đến Côn Đảo bằng tàu cao tốc hoặc tàu thủy khi sân...

Đến Côn Đảo bằng tàu cao tốc hoặc tàu thủy khi sân bay đóng cửa sửa chữa

0

Với việc sử dụng phương tiện tàu cao tốc hoặc tàu thuỷ ra Côn Đảo cũng là một lựa chọn tối ưu của khách hàng để giảm chi phí thay vì mua vé máy bay với mức giá tương đối cao. Trước đó, chặng bay thẳng Hà Nội – Côn Đảo có mức giá 8 triệu đồng/khứ hồi, chặng bay thẳng Sài Gòn – Côn Đảo có mức giá 7 triệu đồng/khứ hồi.

Tàu cao tốc Côn Đảo Express 36 thuộc đội tàu Phú Quốc Express

Thông tin mới nhất, Cảng hàng không Côn Đảo dự kiến sẽ đóng cửa từ tháng 4 đến tháng 12/2023 để nâng cấp, sửa chữa. Như vậy, việc di chuyển đến Côn Đảo chỉ còn đường biển và hành khách có thể lựa chọn phương tiện tàu cao tốc hoặc tàu thủy.

Trong khi đó, giá vé tàu cao tốc từ Cần Thơ đi Côn Đảo chỉ dao động có giá dao động từ 600.000 – 900.000 đồng/1 chiều. Còn tàu thủy để đi Côn Đảo hành khách có thể lựa chọn khởi hành từ Vũng Tàu, Sóc Trăng, Cần Thơ khá rẻ, từ 350.000 (ghế thường) – 1.200.000 (ghế vip).

Vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam đã đề nghị Bộ GTVT có ý kiến gửi UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thống nhất thời gian đóng cửa Cảng hàng không Côn Đảo dự kiến từ tháng 4/2023 đến tháng 12/2023 (8 tháng).

Theo đó, cơ quan này cũng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ trợ một số nội dung liên quan tới công tác giải phóng mặt bằng, thiết lập cảng tạm phục vụ thi công, công bố giá nguyên vật liệu, giới thiệu các mỏ vật liệu, rà soát các thủ tục quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch rừng để bảo đảm thống nhất, đồng bộ các dự án giao thông kết nối với sự phát triển của sân bay Côn Đảo và có phương án bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng trong khu vực dự án…

Cụ thể, theo quy hoạch vừa được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1533/2021, Côn Đảo được quy hoạch là cảng hàng không nội địa, dùng chung dân dụng và quân sự.

Sân bay Côn Đảo có công suất 2 triệu hành khách/năm và 4.400 tấn hàng hóa/năm, có thể khai thác máy bay code C hoặc tương đương với tổng số 8 vị trí đỗ tàu bay.

Phương án sửa chữa

Theo quy hoạch, giai đoạn đến năm 2030, sân bay Côn Đảo cần thiết phải triển khai đồng bộ 4 nhóm dự án thành phần gồm: công trình đường cất hạ cánh, đường lăn (do Cục Hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư); đài kiểm soát không lưu, hệ thống trạm khí tượng hàng không (do Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam có trách nhiệm đầu tư); công trình xây dựng sân đỗ, nhà ga hành khách và hạ tầng dùng chung như đường giao thông, cấp điện, cấp thoát nước do Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) có trách nhiệm đầu tư và kho xăng dầu hàng không triển khai thực hiện theo hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

Việc giải phóng mặt bằng: phạm vi nâng cấp và mở rộng đường bằng hiện hữu nằm trong phạm vi khu bay của sân bay Côn Đảo và không cần phải giải phóng mặt bằng. Riêng hạng mục lắp đặt đèn tiếp cận sẽ phải kéo dài ra biển đang được chủ đầu tư khảo sát kỹ đánh giá khả năng thi công, kéo dài ra biển và cả bảo trì, bảo dưỡng khi đưa vào khai thác. Khu vực xây dựng đường lăn song song có một phần nằm trong đất khu bay hiện hữu, một phần nằm trong đất do Binh đoàn 18 đang sử dụng và một phần nằm trong khu vực sân đỗ tàu bay hiện hữu. Khu đất dự kiến xây dựng nhà ga là đất trống và đất nông nghiệp. Khu vực dự kiến xây dựng sân đỗ và các hạng mục phụ trợ phần lớn là đất thuộc sân bay hiện tại.

Do vậy, dự kiến từ tháng tháng 4/2023 đến tháng tháng 12/2023 du khách chỉ có thể sử dụng tàu cao tốc hoặc tàu thuỷ thay vì đường bay thẳng đến Côn Đảo .

NK

Link nguồn: https://doanhnghiepthuonghieu.vn/den-con-dao-bang-tau-cao-toc-hoac-tau-thuy-khi-san-bay-dong-cua-sua-chua-1519665388-p38416.html