Giá dầu mở rộng đà tăng trong hôm nay (5/5) do đề xuất của Liên minh châu Âu về các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, bao gồm lệnh cấm vận đối với dầu thô trong 6 tháng, bù đắp lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 60 cent, tương đương 0,5%, lên 110,74 USD/thùng vào lúc 06:30 GMT, trong khi giá dầu thô kỳ hạn West Texas Intermediate của Mỹ tăng 40 cent, tương đương 0,4% lên 108,21 USD/thùng.
Theo hãng tin Reuters, đề xuất trừng phạt do Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen công bố và cần sự ủng hộ nhất trí của 27 quốc gia EU để có hiệu lực, bao gồm việc loại bỏ dần nguồn cung dầu thô của Nga trong 6 tháng và các sản phẩm tinh chế vào cuối năm 2022.
Bên cạnh đó, đề xuất cấm trong thời gian một tháng tất cả các dịch vụ vận chuyển, môi giới, bảo hiểm và tài chính do các công ty EU cung cấp cho việc vận chuyển dầu của Nga.
Nhà phân tích Vivek Dhar của CBA cho biết: “đó có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với thị trường dầu mỏ và sản phẩm tinh chế”, đồng thời cho biết thêm rằng các biện pháp trừng phạt về bảo hiểm, trước đây đã được Hoa Kỳ và các nước châu Âu áp dụng, đã có hiệu quả trong việc hạn chế xuất khẩu dầu của Iran.
Tuy nhiên, EU phải đối mặt với nhiệm vụ tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế vào thời điểm giá năng lượng tăng mạnh. Nước này nhập khẩu khoảng 3,5 triệu thùng dầu và các sản phẩm dầu của Nga mỗi ngày và cũng phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Moscow.
Một số nước phía đông EU lo ngại rằng đề xuất này khiến họ không đủ thời gian để thích ứng.
“Các câu hỏi trước mắt là bao nhiêu quốc gia sẽ được miễn trừ, phạm vi của các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm hạn chế xuất khẩu dầu của Nga sang các thị trường chủ chốt khác, và phản ứng của Tổng thống Putin đối với hành động của châu Âu”, Helima Croft, người đứng đầu hàng hóa toàn cầu của RBC Capital Market cho biết.
Vào hôm nay, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nhà sản xuất đồng minh, được gọi là OPEC +, dự kiến sẽ đồng ý nâng mục tiêu sản lượng lên 432.000 thùng/ngày (bpd) cho tháng Sáu, theo Reuters. Do đó, OPEC + sẽ bám sát kế hoạch tăng dần sản lượng hàng tháng.
Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo nhắc lại rằng không thể để các nhà sản xuất khác thay thế nguồn cung của Nga nhưng bày tỏ lo ngại về việc nhu cầu đối với nhiên liệu vận tải và hóa dầu ở nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới là Trung Quốc do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc đã giảm xuống ở mức kỷ lục trong tháng 4 dưới tác động của đại dịch.
Tại Iran, giá dầu tăng cao đã giúp nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng của nước này dễ thở hơn. Tại Hoa Kỳ, dự trữ dầu thô đã tăng 1,2 triệu thùng trong tuần trước sau khi lượng dầu được tăng lên từ nguồn dự trữ chiến lược, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng.
Nguyễn Luận
Link nguồn: https://doanhnghiepthuonghieu.vn/gia-dau-tang-do-eu-de-xuat-lenh-cam-khai-thac-dau-cua-nga-p39358.html