Home Ngân hàng Nợ xấu tại các ngân hàng vẫn trong tầm kiểm soát

Nợ xấu tại các ngân hàng vẫn trong tầm kiểm soát

0

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc xử lý các ngân hàng yếu kém vẫn đang ở trong giai đoạn hoàn tất.

Nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình kinh tế – xã hội, Chính phủ cho biết các nhóm chỉ tiêu về xử lý nợ xấu và đảm bảo an toàn vốn tại các tổ chức tín dụng cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát.

Theo thống kê, đến cuối tháng 6/2023, tỉ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức 3,36% (cuối năm 2020 là 1,69%, năm 2021 là 1,49%, năm 2022 là 2%), tỉ lệ nợ xấu nội bảng, nợ tại Công ty quản lý tài sản (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu so với tổng dư nợ ở mức 5,1%.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhận định, tiếp cận tín dụng còn khó khăn, tăng trưởng tín dụng đạt thấp, nợ xấu có xu hướng tăng. Vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp thành lập mới có xu hướng giảm.

Thẩm tra báo cáo tình hình kinh tế – xã hội, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ Chính phủ quan tâm, tập trung đánh giá kỹ hơn về vấn đề nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động, lãi suất cho vay giảm nhưng dư nợ tín dụng đến ngày 21/9/2023 chỉ tăng 5,91% so với cuối năm 2022.

“Lãi suất điều hành đã được điều chỉnh giảm 4 lần với mức giảm 0,5-2,0%/năm nhưng lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở thời điểm cuối tháng 8/2023 chỉ giảm khoảng 1,0% so với cuối năm 2022”, Ủy ban Kinh tế cho hay.

Tài chính - Ngân hàng - Nợ xấu tại các ngân hàng vẫn trong tầm kiểm soát
Các đại biểu tham dự phiên họp.

Trước đó, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, đến ngày 29/9, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,749 triệu tỷ đồng, tăng 6,92%.

Theo kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý IV/2023 với các tổ chức tín dụng vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng 4,6% trong quý IV/2023 và tăng 12,3% trong năm 2023, điều chỉnh giảm 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo 12,5% tại kỳ điều tra trước.

Như vậy, nếu tăng trưởng tín dụng đạt 4,6% trong quý IV như kỳ vọng thì dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế cả năm mới chỉ đạt 11,52%.

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đã phải thừa nhận tín dụng vẫn tăng chậm hơn năm ngoái, điều này do rất nhiều nguyên nhân rất cần được phân tích, đánh giá cụ thể để có giải pháp phù hợp.

Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những nguyên ngân khiến tăng trưởng tín dụng thấp là do cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng giảm, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ, nên không có nhu cầu vay vốn.

Bên cạnh đó, vẫn có nhiều doanh nghiệp rất cần vốn, nhưng không đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhóm bất động sản… điều này khiến cho dòng chảy tín dụng từ ngân hàng và doanh nghiệp chưa gặp được nhau.

Xử lý ngân hàng yếu kém hết sức khó khăn

Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng việc triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài còn rất chậm. Trong đó, có việc phải đánh giá, thẩm định chính xác giá trị tài sản đã qua nhiều năm.

Ủy ban Kinh tế đánh giá việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém chậm cũng có tác động tiêu cực đến thị trường tiền tệ, ảnh hưởng đến việc tiết giảm chi phí, hạ lãi suất của các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, năng lực, hiệu quả quản lý đối với các tổ chức tín dụng còn hạn chế; tình trạng “sở hữu chéo”, tài sản bảo đảm được định giá không đúng giá trị, cho vay các doanh nghiệp “nội bộ”, “sân sau” còn phức tạp.

Quá trình triển khai xử lý các ngân hàng yếu kém, cơ cấu lại các ngân hàng “mua bắt buộc” gặp nhiều khó khăn về hành lang pháp lý và cơ chế hỗ trợ.

Tài chính - Ngân hàng - Nợ xấu tại các ngân hàng vẫn trong tầm kiểm soát (Hình 2).
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, về việc xử lý các ngân hàng yếu kém, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, đây là vấn đề hết sức khó khăn, cần có thời gian. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt. Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành cũng đã trình, xin chủ trương của cấp có thẩm quyền để tích cực xử lý.

Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng bày tỏ, việc xử lý ngân hàng yếu kém trong điều kiện bình thường đã khó, trong bối cảnh nửa nhiệm kỳ với kinh tế thế giới và trong nước vô cùng khó khăn thì còn khó khăn hơn nữa. Do vậy, việc xử lý các ngân hàng yếu kém vẫn đang ở trong giai đoạn hoàn tất.

Hoàng Thị Bích

Link nguồn